Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 58 - 61)

các tuyến đường chính và các tuyến đường của phường

UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ra Quyết định số 7581/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 ban hành Quy định về thời gian thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Các chủ nguồn thải trên các tuyến đường chính phải thải, bỏ chất thải rắn sinh hoạt đúng theo thời gian và địa điểm theo quy định. Trường hợp qua thời gian thu gom, vận chuyển mà chủ nguồn thải không mang chất thải rắn sinh hoạt ra thì phải lưu giữ lại và tiến hành đem chất thải rắn sinh hoạt ra đúng thời gian và địa điểm vào ngày hôm sau. Trường hợp chủ nguồn thải không có điều kiện chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị thu gom, vận chuyển thì UBND phường lập danh sách và phối hợp với Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập, đơn vị do UBND phường ký hợp đồng để tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Các tuyến đường chính được Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương thu gom 100%, tần suất thu gom 01 ngày/lần bằng xe chuyên dụng, đảm bảo toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đểu được thu gom kịp thời, không để tồn đọng, phát sinh mùi hôi gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

UBND các phường đã ban hành quy định về thời gian, tần suất thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các tuyến hẻm, đường ĐX trên địa bàn phường. Một số phường tổ chức gắn bảng thông báo cho người dân biết và thực hiện. Tần suất thu gom tại các tuyến hẻm, đường ĐX từ 01 đến 02 ngày/lần.

2.1.5. Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thải rắn sinh hoạt

2.1.5.1. Quản lý nhà nước về phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay việc thu phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố đối với các chủ nguồn thải được áp dụng theo Quyết định số 64/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh Bình Dương về việc quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong đó có phân định các đối tượng chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn sinh hoạt gồm:

Hộ gia đình; hộ kinh doanh nhỏ lẻ; trụ sở làm việc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công an, quân đội; trường học, nhà trẻ; bệnh viện, bến xe, bến tàu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm nộp phí vệ sinh theo quy định do UBND tỉnh ban hành theo nguyên tắc đảm bảo một phần chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển; phần chi phí vận chuyển, xử lý còn lại sẽ do tỉnh bù đắp từ nguồn ngân sách nhà nước.

Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ (bao gồm các cửa hàng, nhà hàng kinh doanh ăn uống, khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh; công trình xây dựng) phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm nộp phí vệ sinh theo quy định do UBND tỉnh ban hành theo nguyên tắc từng bước tăng dần tiến tới đảm bảo thanh toán toàn bộ chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật.

Các cơ sở sản xuất phải thanh toán toàn bộ chi phí cho dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật.

Việc thu phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một được thu theo địa bàn từng phường. Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập của phường hoặc đơn vị do UBND phường ký hợp đồng tiến hành thu phí đối với các chủ nguồn thải (đối với việc thu phí các chủ nguồn thải dựa trên khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng tháng thì xác định khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ lúc đầu để làm cơ sở thu phí cho phù hợp), sau đó tiến hành nộp lại cho UBND nhân dân các phường. 90% phí này được chi lại cho Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân

lập của phường hoặc đơn vị do UBND phường ký hợp đồng, 10% còn lại được đưa vào ngân sách của UBND phường.

2.1.5.2. Quản lý nhà nước về hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Thực hiện việc quản lý cung ứng dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn dựa trên hợp đồng được ký kết giữa các bên như sau:

Đối với Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập do UBND phường thành lập và quản lý: các chủ nguồn thải ký hợp đồng dịch vụ thu gom trực tiếp với UBND các phường.

Đối với đơn vị thu gom, vận chuyển do UBND phường ký hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường: các chủ nguồn thải ký hợp đồng dịch vụ thu gom trực tiếp với đơn vị thu gom, vận chuyển.

Các chủ nguồn thải có khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt lớn (theo danh sách phân loại của Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND các phường) ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Chủ nguồn thải phải chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo đúng quy định. Trường hợp chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt không chuyển giao cho đơn vị thu gom mà tự thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến các điểm hẹn, điểm tập kết, điểm giao nhận thì chủ nguồn thải phải đăng ký với UBND các phường bằng việc thực hiện bản cam kết tự thải, bỏ chất thải rắn sinh hoạt theo đúng quy định.

Chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải trả giá dịch vụ theo quy định. Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện theo khung giá hiện hành do UBND tỉnh ban hành. Hiện nay

số hộ dân thực hiện đăng ký thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đạt tỷ lệ là 87% (một số phường đạt tỷ lệ 100%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)