Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 67)

2.2.2.1. Hạn chế

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Mặc dù công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được thành phố quan tâm thực hiện nhiều nhưng vẫn còn một bộ phận người dân chưa có ý thức cao trong việc chấp hành, việc thải, bỏ chất thải rắn sinh hoạt không đúng nơi quy định vẫn còn diễn ra đặc biệt là tại các khu vực đất trống. Thời lượng thực hiện việc tuyên truyền trên một số phương tiện thông tin đại chúng còn ít.

Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được tăng cường về số lượng và chất lượng nhưng còn kiêm nhiệm nên chưa chuyên tâm với công tác, chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với người làm công tác tuyên truyền.

Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đôi lúc còn chưa thường xuyên, có khi chỉ bên cơ quan quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt thực hiện mà chưa có sự phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức khác.

Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt

Việc tổ chức thực hiện Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một mặc dù đã được triển khai tích cực nhưng vẫn còn một số hạn chế như: một số chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển còn chưa nắm bắt được hết nội dung của Quy chế hoặc nắm bắt được nhưng còn chưa thực hiện đúng. Một số phường còn chưa áp dụng đầy đủ những nội dung của

Quy chế như: chưa thống kê đầy đủ các chủ nguồn thải có phát sinh lượng chất thải rắn sinh hoạt lớn để ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý; một số đơn vị thu gom, vận chuyển chưa thực hiện đầu tư điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt đạt theo tiêu chuẩn; thời gian thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của một số đơn vị còn chưa hợp lý... Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đôi khi chưa thường xuyên, những vấn đề phát sinh, vi phạm đôi lúc chưa được xử lý, giải quyết kịp thời.

Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay việc quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt ở cấp thành phố được giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường trong đó nhiệm vụ được phân công trực tiếp cho Tổ Môi trường. Các thành viên trong tổ phụ trách quản lý nhà nước về môi trường (chất thải rắn sinh hoạt, nước thải, chăn nuôi, phế liệu…) từ hai đến ba phường do đó công việc nhiều dẫn đến thời gian dành cho việc quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt đôi lúc chưa được thực hiện chuyên tâm nhiều.

Ở UBND các phường đều có công chức, nhân viên quản lý nhà nước về môi trường trong đó có chất thải rắn sinh hoạt. Công chức thực hiện công tác này đều đang kiêm nhiệm thêm công tác khác như trật tự đô thị, trật tự xây dựng, địa chính. Mặc dù UBND các phường được ký hợp đồng thêm với một nhân viên phụ trách công tác quản lý nhà nước về môi trường nhưng việc này rất khó khăn. Khối lượng công việc nhiều mà nguồn nhân lực thì có hạn dẫn đến đôi lúc công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các phường chưa được thực hiện tốt.

Về chuyên môn của công chức, nhân viên quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt còn chưa đồng bộ, một số còn ở chuyên ngành luật chưa phù hợp hết với công tác thực hiện dẫn đến việc trong quá trình quản lý cũng còn hạn chế.

Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

* Quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Việc triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An còn chậm so với các huyện, thị xã khác trên địa bàn của tỉnh Bình Dương so với Kế hoạch được ban hành theo Quyết định số 458/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh Bình Dương.

Nguồn kinh phí thực hiện cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của thành phố Thủ Dầu Một. Nguồn kinh phí cũng bị giới hạn nhiều. Việc quyết toán cho thực hiện hỗ trợ quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cũng còn nhiều khó khăn.

Công tác phối hợp của các thành phần trong Tổ Tuyên truyền đôi khi chưa thường xuyên, thành phần tham gia đôi lúc chưa đầy đủ, việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn chưa đến hết được tất cả các chủ nguồn thải và duy trì liên tục trong quá trình thực hiện phân loại. Số lượng và tỷ lệ thực hiện phân loại của từng chủ nguồn thải chưa đạt hiệu quả cao (tỷ lệ đạt khoảng 60% - 70%).

Hoạt động Tổ Giám sát của Phòng Tài nguyên và Môi trường: với số lượng cán bộ giám sát hai cán bộ/ngày theo Chương trình đề ra thì việc hoạt động của Tổ Giám Sát không thể giám sát đồng loạt trên toàn địa bàn phường, bao gồm công tác thu gom, vận chuyển của Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Bình Dương, Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập và kể cả hoạt động tuyên truyền từng khu vực của Tổ Tuyên truyền.

Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập đã trang bị đầy đủ xe thu gom (bao gồm xe thu gom chất thải thực phẩm và xe thu gom chất thải còn lại) nhưng chưa đầy đủ nhân công thu gom, vận chuyển và nhân công phân loại thứ cấp đúng theo Chương trình đề ra. Vẫn còn một số tuyến thực hiện

không đúng theo nội dung Chương trình đề ra dẫn đến chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại của chủ nguồn thải được thu gom chung một xe (bao gồm chất thải thực phẩm, chất thải còn lại và cả chất thải không phân loại), cụ thể: xe thu gom chất thải thực phẩm và chất thải còn lại không đi song song nên công nhân gom toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và đem về điểm giao nhận.

Các cơ quan quản lý nhà nước chưa tiến hành xử phạt đối với các hành vi chủ nguồn thải không phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn mà chỉ mới nhắc nhở.

* Quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Công tác phối hợp giữa đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt do UBND thành phố đặt hàng trên các tuyến đường chính và đơn vị do UBND phường ký hợp đồng hoặc Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập nhiều lúc chưa nhịp nhàng dẫn đến chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đôi lúc còn chưa được thu gom triệt để trong một ngày. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh tại một số phường còn khó khăn do chưa thống nhất được thời gian, địa điểm giữa các chủ nguồn thải, đơn vị thu gom, vận chuyển và UBND các phường.

Các điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt mặc dù cũng có được đầu tư nhưng vẫn còn chưa đảm bảo đầy đủ theo tiêu chuẩn của Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố như có độ cao nền bảo đảm không bị ngập lụt; có sàn đảm bảo kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm… do đó vẫn còn phát sinh ô nhiễm môi trường tại đây như nước rỉ, mùi hôi từ chất thải rắn sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường xung quanh điểm tập kết.

Những đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã có những chuyển đổi về phương tiện theo Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố nhưng mới chỉ thực hiện được một số, số còn lại vẫn chưa đáp ứng đầy đủ. Nguồn nhân lực thực hiện công tác thu gom, vận

chuyển của các đơn vị này tuy có tăng cường nhưng cũng còn có sự biến động và đôi lúc chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu công việc thực tế.

Việc ban hành quy định về thời gian, tần suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính và các tuyến đường của phường đã được thực hiện và tiến hành thông báo đến đơn vị thu gom, vận chuyển cũng như các chủ nguồn thải có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt nhưng vẫn còn chưa thực hiện đúng. Một số chủ nguồn thải đem chất thải rắn sinh hoạt sớm hoặc trễ hơn so với thời gian quy định dẫn đến ảnh hưởng đến môi trường hoặc chất thải rắn sinh hoạt tới ngày hôm sau mới được thu gom. Đơn vị thu gom, vận chuyển đôi khi vẫn còn chưa thực hiện đúng với thời gian cũng như tần suất thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã ban hành.

Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

* Quản lý nhà nước về phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Hiện nay việc thu phí thu gom, vận chuyển đối với các chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn sinh hoạt còn gặp một số hạn chế như áp dụng theo Quyết định của UBND tỉnh Bình Dương thì ở một số phường còn chưa thực hiện đúng mức thu đối với từng chủ nguồn thải. Việc thu phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở một số phường không thực hiện vào mỗi tháng mà có khi hai, ba tháng mới thu một đợt. Một số trường hợp đến thu phí chỉ mới một lần mà một số chủ nguồn thải không có mặt để đóng phí thì đợt sau đến thu tiền phí của nhiều tháng cộng lại dẫn đến số tiền lớn cũng gây bức xúc và khó khăn trong việc đóng phí cho một số chủ nguồn thải. Thái độ của nhân viên thu phí nhiều lúc không được tốt dẫn đến có những tranh cãi với các chủ nguồn thải, từ đó một số chủ nguồn thải không tiếp tục đóng phí theo quy định gây thất thoát.

* Quản lý nhà nước về hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay việc đăng ký hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của các chủ nguồn thải trên địa bàn thành phố đạt tỷ lệ cao nhưng vẫn còn dưới so với yêu cầu của Nghị quyết Đảng bộ thành phố đề ra (95%). Nó cho thấy vẫn còn một bộ phận các chủ nguồn thải chưa thực hiện đúng với nghĩa vụ của mình khi có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khiến cho ngân sách nhà nước phải chi hỗ trợ một phần cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhiều hơn. Mặc dù trong hợp đồng có quy định cụ thể về thời gian, địa điểm, tần suất thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; nghĩa vụ của đôi bên trong việc thực hiện hợp đồng nhưng đôi khi các chủ nguồn thải hoặc đơn vị thu gom, vận chuyển chưa thực hiện đúng. Việc thống kê các chủ nguồn thải có khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt lớn của một số phường còn chưa đầy đủ dẫn đến việc ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý với các chủ nguồn thải này chưa đúng theo nội dung của Quy chế.

Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Công tác thanh tra, kiểm tra hiện nay được thực hiện theo định kỳ và đột xuất nhưng đôi khi chưa đánh giá đúng hết về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, vi phạm liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn diễn ra tương đối nhiều ở một số phường. Việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo đôi lúc còn chưa đầy đủ các bước và kịp thời để có thể phát hiện và xử lý các vấn đề có liên quan đến việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Một số chủ nguồn thải chưa thực hiện tốt vẫn chưa bị xử lý, đơn vị có chức năng được UBND phường ký hợp đồng thu gom, vận chuyển chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhưng vẫn được tiếp tục ký hợp đồng. Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay thực hiện còn nhiều khó khăn và tính răn đe chưa được cao.

Nguyên nhân khách quan

Một là, do thành phố Thủ Dầu Một đang trong quá trình phát triển kinh

tế - xã hội và đô thị theo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp nên thu hút một số lượng lớn người dân từ những địa phương khác đến làm ăn. Trong đó một số ít chỉ lưu trú lại trong thời gian ngắn nên ý thức trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn chưa được cao.

Hai là, kinh phí dành cho sự nghiệp môi trường tuy có tăng nhưng vẫn

còn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường trong đó có việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Kinh phí này được sử dụng cho các hoạt động về bảo vệ môi trường nên chưa sử dụng được nhiều để hỗ trợ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An.

Ba là, thực hiện việc tinh giản biên chế cho nên số lượng nhân lực quản

lý nhà nước về môi trường (trong đó có chất thải rắn sinh hoạt) bị giảm trong khi khối lượng công việc nhiều nên việc quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt đôi lúc chưa được tốt.

Bốn là, hiện nay theo quy định hiện hành chưa có cơ chế, quy định, chính sách hỗ trợ và định mức cụ thể chi cho công tác thực hiện phân loại tại nguồn để đáp ứng theo yêu cầu của UBND tỉnh đề ra nên các đề xuất hỗ trợ kinh phí về thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở phường Hiệp An không có cơ sở để thẩm định hỗ trợ cho Chương trình.

Nguyên nhân chủ quan

Một là, công tác tuyên truyền chưa được quan tâm chú trọng hết mức

về hình thức tuyên truyền đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng nên phạm vi tuyên truyền còn chưa tới được nhiều đối tượng trong xã hội. Các lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được tổ chức nhưng vẫn còn ít cho nên trình độ của đội ngũ

này chưa được nâng cao thêm nhiều. Chế độ dành cho đội ngũ cán bộ này còn thấp nên chưa thu hút được nhiều thành phần tham gia cũng như tạo động lực thúc đẩy thực hiện tốt công tác (như Tổ Tự quản bảo vệ môi trường, Tổ Tuyên truyền phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn). Chưa có sự thống nhất của các cơn quan quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt với nhau và với những đơn vị, tổ chức khác trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Hai là, việc tổ chức thực hiện Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một còn chưa thực sự quyết liệt, thực hiện chưa đầy đủ tất cả các nội dung của Quy chế dẫn đến vẫn còn hạn chế.

Ba là, quy định về chế độ đối với nhân viên hợp đồng quản lý nhà nước

về môi trường (trong đó có chất thải rắn sinh hoạt) còn chưa phù hợp nên dẫn đến việc không thu hút được nhân lực cho vị trí này tại UBND các phường. Một số phường ký được hợp đồng xong thì nhân viên làm việc một thời gian lại nghỉ việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)