Kinh nghiệ mở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 40 - 41)

Để nâng cao công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt, thành phố Hồ Chí Minh đã có một số giải pháp như sau:

Thứ nhất là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác truyền thông, vận động người dân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn các quận, huyện để rút kinh nghiệm và triển khai các giải pháp tiếp theo thực hiện hiệu quả công tác này. Đề ra định hướng triển khai công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.

Thứ hai là tiếp tục đẩy mạnh, duy trì công tác tuyên truyền và vận động người dân tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt; tăng cường tuyên

truyền sâu rộng hơn đối với nhóm đối tượng công nhân, người lao động… tại các cơ sở sản xuất, nhà trọ, nhà máy…

Thứ ba là phải giải quyết dứt điểm các điểm ô nhiễm về chất thải rắn sinh hoạt tại các quận, huyện, đồng thời duy trì chất lượng vệ sinh tại các khu vực này sau khi đã chuyển hóa. Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch kiểm tra và giám sát thường xuyên việc thực hiện của các địa phương. Nghiên cứu các giải pháp tăng cường xử lý vi phạm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nơi công cộng để làm cơ sở cho các địa phương thực hiện; nghiên cứu đề xuất áp dụng hình phạt lao động công ích bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp vi phạm quy định về vệ sinh nơi công cộng.

Thứ tư là tổ chức, sắp xếp lại hoạt động thu gom của lực lượng dân lập, chuyển đổi các lực lượng này thành các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân để quản lý hiệu quả. Đồng thời, có cơ chế tài chính để hỗ trợ lực lượng dân lập chuyển đổi phương tiện thu gom phù hợp theo mẫu phương tiện thu gom tại nguồn thống nhất trên địa bàn thành phố. Tổ chức dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có kích thước lớn, cồng kềnh và quy định mức phí đối với dịch vụ này. Xây dựng các trạm trung chuyển ép chất thải rắn sinh hoạt kín, tiên tiến hiện đại. Có quy định để xây dựng các điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt cho từng khu nhà, cụm công trình đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị…[22]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)