Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Thủ Dầu Một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 41 - 44)

Để nâng cao công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt, thành phố Thủ Dầu Một cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn sinh hoạt để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tới mọi tầng lớp nhân dân. Vận động xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức quản lý tốt chất thải rắn

sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh trong nhân dân, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, hài hòa, thân thiện với môi trường. Sử dụng nhiều đến các phương tiện thông tin đại chúng để tạo được sự lan tỏa rộng trong cộng đồng. Xây dựng hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Thứ hai là xây dựng quy chế về chất thải rắn (trong đó có chất thải rắn sinh hoạt) dựa trên các quy định của pháp luật về quản lý chất thải và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Thủ Dầu Một để có thể áp dụng đạt hiệu quả trong thực tế. Khi có quy chế thì các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối hợp thực hiện tốt việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt về tất cả các nội dung của quy chế.

Thứ ba là tiếp tục kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt từ thành phố đến phường; tăng cường nguồn nhân lực cho công tác và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý các cấp (đặc biệt là cấp phường). Tăng cường công tác tập huấn nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác. Tạo điều kiện bố trí nguồn kinh phí dự phòng phục vụ cho việc quản lý, xử lý những vấn đề phát sinh đột xuất cần phải xử lý ngay.

Thứ tư là triển khai xây dựng kế hoạch và tiến hành thực hiện thí điểm việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ và định mức chi cụ thể để chi cho công tác này. Sau thời gian thí điểm có tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm về việc thực hiện để có những biện pháp giúp hoàn thiện hơn trong công tác này để từ đó có thể nhân rộng việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên toàn địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.

Thứ năm là kết hợp các doanh nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế tư nhân khác cùng tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Việc này sẽ tạo sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các đơn

vị đảm bảo về mặt nhân lực, phương tiện và trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định trong công tác thu gom, vận chuyển nhằm đảm bảo chất thải rắn sinh hoạt được thu gom toàn bộ từ các chủ nguồn thải phát sinh và vận chuyển hợp vệ sinh tới nơi xử lý.

Thứ sáu là áp dụng việc thu phí vệ sinh theo quy định do UBND tỉnh Bình Dương ban hành đúng với từng đối tượng chủ nguồn thải để đảm bảo cho chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Có các biện pháp nâng cao số lượng chủ nguồn thải đăng ký hợp đồng. Kiểm tra, giám sát trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng của các chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và xử lý những vấn đề phát sinh.

Thứ bảy là nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm đánh giá đúng tình hình và kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề có liên quan. Đồng thời cần tăng cường xử phạt vi phạm hành chính để tạo được sự răn đe, nâng cao ý thức chấp hành trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, Luận văn đã hệ thống, hình thành khung lý thuyết quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó có khái niệm chung về chất thải rắn sinh hoạt; phân loại chất thải rắn sinh hoạt; ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt; khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt và sự cần thiết quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt; kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với thành phố Thủ Dầu Một.

Trên cơ sở khung lý thuyết nêu trên, Luận văn sẽ dùng làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)