Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 62 - 67)

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt giúp cho các chủ nguồn thải hiểu về lợi ích của việc quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt cũng như những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó công tác này với sự đa dạng về hình thức và nội dung bước đầu đạt hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố, nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt được tăng cường (như Tổ Tự quản bảo vệ môi trường) và được tham gia tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền góp phần đem lại kết quả tốt trong công tác.

Có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau và với UBMTTQVN, các tổ chức đoàn thể, khu phố trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chất thải rắn sinh hoạt giúp cho công tác này được thực hiện tốt.

Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt

UBND thành phố Thủ Dầu Một đã ban hành Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và giao cho cơ quan chuyên môn là Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố cùng với UBND các phường tổ chức triển khai thực hiện. Những nội dung của Quy chế được thực hiện gắn với trách nhiệm của các chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự phối hợp trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện cũng như kiểm tra, giám sát, xử lý giúp cho Quy chế được thực hiện đạt hiệu quả trên địa bàn thành phố.

Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt

Bộ máy quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt được tổ chức đồng bộ từ cấp thành phố đến cấp phường. Trên UBND thành phố cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt là Phòng Tài nguyên và Môi trường và trong đó công việc được giao lại cho Tổ Môi trường là đơn vị chuyên trách thực hiện. Tại UBND các phường thì có công chức chuyên môn, nhân viên thực hiện quản lý nhà nước về môi trường trong đó có chất thải rắn sinh hoạt. Qua đó giúp cho việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện đạt hiệu quả từ thành phố đến phường. Những vấn đề phát sinh đối với quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt vượt quá thẩm quyền, UBND phường sẽ có kiến nghị lên Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố xem xét và giải quyết kịp thời.

Đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt tại cấp thành phố và cấp phường tương đối đầy đủ, có trình độ chuyên môn giúp cho công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện tốt, giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Quản lý nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

* Quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Thông qua công tác tuyên truyền, vận động và tập huấn đã giúp các chủ nguồn thải trên địa bàn nhận thức được mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và nghĩa vụ, các nội dung trong thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Đa số các chủ nguồn thải ủng hộ tham gia, đã thực hiện phân loại một số lượng khá lớn chất thải rắn sinh hoạt thành phần hữu cơ và phần vô cơ, góp phần giảm chi phí xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom triệt để bởi Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập phường Hiệp An.

Bước đầu xây dựng được mô hình tốt và rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, huy động các hội, đoàn thể, khu phố cùng tham gia tuyên truyền, vận động thực hiện phân loại và kiện toàn lại đội ngũ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại tại nguồn. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại các giai đoạn quan trọng để phát hiện và xử lý trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của các chủ nguồn thải và Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập của phường.

* Quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Đối với các tuyến đường chính do thành phố quản lý và các tuyến hẻm, đường ĐX do phường quản lý đều có đơn vị thu gom, vận chuyển giúp cho chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển, không để tồn động gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

Những đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã có những những chuyển đổi về phương tiện theo Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố cũng như tăng cường nguồn nhân lực góp phần thực hiện tốt công tác này. Các đơn vị này cũng đã tiến hành đầu tư xây dựng trạm ép chất thải rắn sinh hoạt kín, điểm tập kết nhằm thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Việc ban hành quy định về thời gian, tần suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên các tuyến đường chính và các tuyến đường của phường, triển khai công tác kiểm tra, giám sát cũng như xử lý vi phạm giúp xây dựng được thói quen thải, bỏ chất thải rắn sinh hoạt của các chủ nguồn thải theo đúng quy định. Qua đó giúp cho công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được đều đặn, kịp thời.

Quản lý nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được áp dụng theo quy định. Việc áp dụng này đã đảm bảo quyền lợi cho các chủ nguồn thải khi đóng một mức phí hợp lý. Sự phân định ra mức phí đối với các chủ nguồn thải khác nhau giúp cho mức thu phí được phù hợp với từng chủ nguồn thải và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách của tỉnh trong việc hỗ trợ một phần cho dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

* Quản lý nhà nước về hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay việc đăng ký hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của các chủ nguồn thải trên địa bàn thành phố đạt tỷ lệ cao qua đó thể hiện được ý thức của các chủ nguồn thải khi có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thì phải đăng ký hợp đồng và đóng phí thu gom, vận chuyển theo quy định. Trong hợp đồng giữa chủ nguồn thải và đơn vị có chức năng có quy định cụ thể về thời gian, địa điểm, tần suất thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; nghĩa vụ của đôi bên trong việc thực hiện hợp đồng. Các cơ quan quản lý nhà nước dựa trên hợp đồng này để quản lý việc thực hiện của đôi bên trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như xử lý khi có bên nào không thực hiện đúng.

Thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện đều đặn thông qua kế hoạch hàng năm được xây dựng. Qua công tác này đánh giá được những vấn đề liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Những khiếu nại, tố cáo phát sinh được kiểm tra, xác minh và giải quyết. Những trường hợp vi phạm được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính đã làm giảm số trường hợp vi phạm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Qua đó thấy được công tác này đạt hiệu quả trong việc nâng cao ý thức

của các chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển trong việc thực hiện tốt quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)