chuyển chất thải rắn sinh hoạt
3.2.4.1. Nâng cao chất lượng đối với công tác quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Cần tiếp tục thực hiện Chương trình triển khai thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường Hiệp An trên cơ sở số liệu thực tế. Từ đó, dự trù kinh phí thực hiện trong các năm tiếp theo và đề xuất kinh phí hỗ trợ, tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và giám sát chặt chẽ, liên tục nhắc nhỡ, xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân không thực hiện, không chấp hành đúng theo quy định.
UBND thành phố cần xem xét, nghiên cứu để có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các hội, đoàn thể và các cá nhân không hưởng lương từ ngân sách thực hiện tham gia việc tuyên truyền, vận động, giám sát, kiểm tra việc phân loại tại nguồn và nghiên cứu, có chính sách miễn hoặc giảm đơn giá vệ sinh cho các đơn vị, cá nhân tích cực và thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhưng vẫn đảm bảo chi trả chi phí này cho Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập phường Hiệp An để từ đó khuyến khích sự tích cực tham gia.
UBND phường Hiệp An cần nhanh chóng hoàn thiện bộ thu phí giá dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường để cân đối hỗ trợ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt bên cạnh sự hỗ trợ về kinh phí thực
hiện của UBND thành phố Thủ Dầu Một. Cần tăng cường phát thanh trên Đài Truyền thanh, xe tuyên truyền thông báo tại các tuyến đường trên địa bàn phường về các nội dung phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.Tiếp đó cần tăng cường công tác phối hợp giữa UBMTTQVN phường với các hội, đoàn thể phường Hiệp An và chỉ đạo Tổ Tự quản bảo vệ môi trường tổ chức tham gia hoạt động Tổ Tuyên truyền. Chỉ đạo Tổ Tuyên truyền tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn đến từng chủ nguồn thải nhằm đảm bảo toàn bộ thành phần tổ tham gia đầy đủ để duy trì tuyên truyền liên tục đến từng hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh nắm được các nội dung cần thực hiện trong quá trình phân loại và lập danh danh cụ thể từng cán bộ tuyên truyền gửi về Phòng Tài nguyên và Môi trường để Tổ Giám sát điểm danh, giám sát. Tăng cường thêm nhân lực của phường hỗ trợ cho Tổ Giám sát nhằm giám sát đầy đủ, chặt chẽ hơn trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn phường.
Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập cần chấn chỉnh công tác thu gom, vận chuyển, đảm bảo số lượng nhân công thu gom và phải thực hiện đúng tần suất, thời gian thu gom theo Chương trình đề ra. Nhân công Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập phải nắm rõ các nội dung được triển khai, tổ chức phân chia khu vực thu gom rõ ràng, phải thực hiện đúng việc thu gom hai loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại trên hai loại xe khác nhau trên tất cả các tuyến đường của phường. Đối với các trường hợp chủ nguồn thải không thực hiện việc phân loại thì kịp thời báo cáo với Tổ Giám Sát để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, bố trí nhân công phân loại thứ cấp tại bãi giao nhận nhằm đạt được chất lượng trong quá trình thực hiện trước khi chuyển lên Xí nghiệp xử lý chất thải Chánh Phú Hòa thuộc Công ty cổ phần Nước Môi trường Bình Dương. Kiên quyết chấm dứt hợp đồng hoặc thay đổi Đội trưởng Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập nếu để tình trạng thu
gom chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại không đúng theo Chương trình đề ra.
Sau khoảng thời gian thí điểm nên thực hiện việc xử phạt với hành vi của các chủ nguồn thải chưa chấp hành nghiêm thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (trong đó có xử phạt vi phạm hành vi không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn) để tạo được sự răn đe thay vì chỉ nhắc nhở như trong giai đoạn thí điểm.
Đồng thời UBMTTQVN thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Thành đoàn thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nhân dân tích cực tham gia thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt ngay tại nguồn và chấp hành việc đem chất thải rắn sinh hoạt ra ngoài đúng thời gian, địa điểm quy định. Chỉ đạo các hội viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giám sát việc phân loại việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương. Kịp thời thông báo về UBND phường để điều chỉnh, khắc phục.
Hiện nay Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, trong đó quy định “Trách nhiệm của UBND cấp xã phải tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định”. Do đó UBND các phường còn lại cần chuẩn bị phương tiện, nhân lực và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt ngay tại nguồn, thống kê các chủ nguồn thải và lập bộ thu phí giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường để cân đối hỗ trợ cho công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
3.2.4.2. Nâng cao chất lượng đối với công tác quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
UBND các phường cần yêu cầu đơn vị do UBND phường ký hợp đồng hoặc Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Bình Dương là đơn vị UBND thành phố đặt hàng thu gom, vận chuyển trên các tuyến đường chính để lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom triệt để trong một ngày. Đối với các chủ nguồn thải trong các hẻm của các tuyến đường chính thì đơn vị do UBND phường ký hợp đồng hoặc Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập tiến hành thu gom, vận chuyển theo đúng thời gian đã quy định, tránh để các chủ nguồn thải này đem ra các tuyến đường chính không đúng với thời gian thải, bỏ khiến cho chất thải rắn sinh hoạt đến ngày hôm sau mới được thu gom sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. UBND phường thực hiện việc thống nhất với các chủ nguồn thải và Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập hoặc đơn vị do UBND phường ký hợp đồng về thời gian và địa điểm thu gom chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh về một địa điểm phù hợp theo sự lựa chọn của UBND các phường. Sau đó UBND các phường thực hiện việc thống nhất về thời gian để Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Bình Dương tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh tại địa điểm trên.
UBND thành phố Thủ Dầu Một cần thực hiện một số giải pháp sau:
Yêu cầu các đơn vị thu gom, vận chuyển tiếp tục đầu tư cho các điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo đầy đủ theo tiêu chuẩn của Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố để tránh phát sinh ô nhiễm môi trường tại đây ảnh hưởng đến xung quanh điểm tập kết. Nếu đơn vị thu gom, vận chuyển nào không thực hiện đảm bảo thì không cho phép ký hợp đồng với UBND các phường.
Hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh để có thể làm các thủ tục vay vốn từ Quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương để các đơn vị này
có điều kiện chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển cho phù hợp với Quy chế quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố. Đối với Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập của phường hoặc đơn vị khác phải đảm bảo về phương tiện thu gom, vận chuyển và nhân lực thực hiện công tác này thì mới được thực hiện hoặc được ký hợp đồng thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các phường.
UBND các phường chỉ đạo công chức và nhân viên môi trường thường xuyên phối hợp với các ngành, khu phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện đem chất thải rắn sinh hoạt ra thải, bỏ của các chủ nguồn thải cũng như công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập hoặc đơn vị do UBND phường ký hợp đồng có đúng với thời gian ban hành trên các tuyến đường chính và các tuyến hẻm hay không. Thực hiện công tác tuyên truyền thường xuyên về thời gian thải, bỏ chất thải rắn sinh hoạt của các chủ nguồn thải cũng như thời gian thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập hoặc đơn vị do UBND phường ký hợp đồng. Nếu chủ nguồn thải nào không thực hiện đúng việc đem chất thải rắn sinh hoạt ra thải, bỏ đúng thời gian quy định thì Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập hoặc đơn vị do UBND phường ký hợp đồng báo về UBND phường để có biện pháp xử lý. Trường hợp Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập hoặc đơn vị do UBND phường ký hợp đồng không thu gom, vận chuyển đúng thời gian quy định thì các chủ nguồn thải cũng báo về UBND phường để có biện pháp xử lý. Kiên quyết thay đổi Đội trưởng đội rác Dân lập hoặc cắt hợp đồng của đơn vị được ký hợp đồng nếu để tình trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt không đúng theo quy định ban hành. Đối với một số ít trường hợp các chủ nguồn thải có mặt bằng chỉ kinh doanh, buôn bán vào một buổi thì UBND phường tiến hành thống kê và Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập hoặc đơn vị do UBND phường ký
hợp đồng bố trí một phương tiện nhỏ để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của các chủ nguồn thải này.