Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 79 - 84)

3.2.1.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa tỉnh Đắk Lắk

bàn tỉnh Đắk Lắk là một yêu cầu quan trọng, thường xuyên liên tục góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cần thực hiện một số nội dung sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về của công tác dân tộc; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong hoạt động quản lý nhà nước về PBPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Chương trình số 18-CTr/TU ngày 14/5/2003 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc. Tăng cường phổ biến Luật phổ biến giáo dục pháp luật tới người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, hiện thực hoá quan điểm giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk cần có nghị quyết chuyên đề về công tác PBPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó để lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể thực hiện tốt nghị quyết của Đảng.

- Vai trò lãnh đạo của Đảng còn được thể hiện thông qua sự gương mẫu của các đảng viên trong việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động tuân thủ pháp luật của cán bộ, đảng viên là tấm gương sáng cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk học tập và làm theo.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng còn phải tiến hành bằng công tác kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh triển

khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến pháp luật phù hợp với đặc điểm, tình hình và nhiệm vụ chính trị của địa phương trong thời gian tới. Lãnh đạo việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp, nâng cao chất lượng PBPL, kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong quá trình thực hiện, cần chú ý chương trình PBPL cho đối tượng là người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

3.2.1.2. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận với quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đối với các cấp ủy Đảng: Để công tác quản lý PBPL đồng bào DTTS đạt hiệu quả thì cần phải đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu. Nhà nước nên sửa đổi những cơ chế, chính sách không còn phù hợp; thường xuyên thanh tra, kiểm tra phải có khen thưởng việc làm tốt và xử lý nghiêm minh cả tập thể và cá nhân vi phạm trong quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân và nhất là cho đồng bào DTTS.

+ Tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, lãnh đạo các đơn vị, địa phương đối với công tác PBPL cho đồng bào DTTS. Thực tiễn cho thấy, những thành tựu cũng như hạn chế đối với công tác phổ biến pháp luật đều xuất phát từ nhận thức của người dân. Vì thế, các đơn vị, địa phương cần làm tốt công tác giáo dục, làm rõ vị trí, vai trò của công tác PBPL đối với việc nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trong đó có đồng bào DTTS. Công tác này phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên tại các đơn vị, địa phương.

lãnh đạo quản lý nhà nước về PBPL nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống.

- Phát huy vai trò của Quốc hội (Hội đồng dân tộc, Ủy ban tư pháp, Ủy ban pháp luật), Hội đồng nhân dân (Ban pháp chế, Ban dân tộc) trong kiểm tra, giám sát công tác PBPL nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về công tác PBPL nói chung và PBPL cho đồng bào DTTS nói riêng. Đồng thời, qua công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện những vấn đề còn bất cập, chưa phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời.

- Đối với chính quyền địa phương: Cần tăng cường việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh trong quá trình liên hệ công việc, thực hiện nghiêm túc các văn bản chấn chỉnh thời gian làm việc, thái độ, tác phong làm việc của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân nói chung, người đồng bào DTTS nói riêng trong giải quyết công việc, thực hiện nghiêm túc việc phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, tạo niềm tin cho người đồng bào DTTS trên địa bàn huyện để từ đó kích thích họ tự giác thực thi pháp luật.

+ Xây dựng kế hoạch PBPL cho người đồng bào DTTS, việc xây dựng kế hoạch PBPL phải gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững trật tự kỷ cương, tăng cường pháp chế của nhà nước. Để đạt được mục đích đó, đòi hỏi chính quyền địa phương phải có sự chuẩn bị một cách chu đáo khi xây dựng kế hoạch PBPL, bao gồm cả về con người, nội dung, hình thức, kinh phí để thực hiện công tác PBPL. Tức là phải có đội ngũ cán bộ làm công tác PBPL có kiến thức, kinh nghiệm và nhiệt tình; Nội dung PBPL phải sát thực; Hình thức PBPL phải phù hợp với đặc thù của đối tượng và phải có kinh phí cho công tác PBPL.

+ Sau khi kế hoạch đã được phê duyệt, cần tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch nhanh gọn. Trong quá trình thực hiện cần rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, bảo đảm tiến độ, thời gian, chất lượng của quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS.

- Đối với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận: Phát huy vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch PBPL phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình, gắn PBPL với việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động quần chúng do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát động. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với các tiêu chí đánh giá, bình xét gia đình văn hóa, thôn văn hóa.

+ Tăng cường tuyên truyền, vận động thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, phát huy hiệu quả của dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Thường xuyên nâng cao nhận thức, tăng cường phổ biến pháp luật cho nhân dân nói chung, người đồng bào DTTS nói riêng, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng dân cư thông qua việc triển khai đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước tới người đồng bào DTTS.

+ Các tổ chức thành viên của Mặt trận phải tăng cường phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các ngành chức năng trong việc xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch PBPL cho đoàn viên, hội viên trong chính tổ chức của mình, đặc biệt là những đoàn viên, hội viên là người đồng bào DTTS. Tích cực lồng ghép PBPL cho đoàn viên, hội viên thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, kích thích mọi thành viên tự giác tìm hiểu và chấp hành pháp luật, từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)