Mục đích, vai trò của phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 26)

đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân được chú trọng thực hiện thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn pháp luật, cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc cho đồng bào DTTS; lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa truyền thống [24, tr.6].

Như vậy, PBPL cho đồng bào DTTS có nhiều hình thức rất phong phú song đòi hỏi chủ thể phải biết lựa chọn hình thức phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ học vấn, khả năng nhận thức và điều kiện sinh hoạt của đồng bào DTTS từng vùng thì mới đem lại hiệu quả.

1.1.3. Mục đích, vai trò của phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số thiểu số

1.1.3.1. Mục đích của phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

mục đích: Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật của công dân (mục đích tri thức), hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật (mục đích cảm xúc), hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo yêu cầu của pháp luật (mục đích hành vi), cụ thể:

+ Thứ nhất, mục đích tri thức: Việc trang bị tri thức về pháp luật là

hết sức cần thiết cho đồng bào DTTS. Vì đồng bào DTTS có trình độ văn hóa tương đối thấp, cuộc sống còn nghèo, họ quan tâm đến cái ăn, cái mặc hơn là học tập để có tri thức, trong đó có tri thức về pháp luật. Do đó đã có pháp luật rồi mà họ không biết hoặc biết mà không hiểu hoặc hiểu mà chưa đến nơi đến chốn dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ở bà con đồng bào DTTS rất nhiều. Vì vậy mà phải tiến hành PBPL cho họ biết và hiểu để có các hành vi xử sự phù hợp với các qui định của pháp luật.

+ Thứ hai, mục đích cảm xúc: Việc PBPL nhằm hình thành tình cảm,

lòng tin pháp luật cho đồng bào DTTS là rất cần thiết. Bởi lẽ đồng bào DTTS thường có tâm lý rất dễ tin nhưng niềm tin đó cũng rất dễ dàng bị thay đổi nếu có những yếu tố tác động đến niềm tin của họ, vì thế mà các thế lực thù địch đã lợi dụng để cám dỗ, mua chuộc đồng bào thì việc làm cho đồng bào DTTS có tình cảm, lòng tin vào pháp luật là vô cùng khó khăn. Vì vậy phải tiến hành PBPL cho họ hiểu được bản chất tốt đẹp của pháp luật nước ta.

+ Thứ ba, mục đích hành vi: là mục đích làm hình thành động cơ và

hành vi xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Việc cung cấp tri thức pháp luật, xây dựng lòng tin đối với pháp luật là những yếu tố quan trọng để hình thành động cơ, hành vi xử sự theo yêu cầu của pháp luật của đối tượng. Muốn vậy phải tiến hành PBPL thường xuyên bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau để mọi cá nhân nhận thức được vai trò quan trọng của pháp luật đối với xã hội, làm hình thành ở họ thói quen xử sự theo yêu cầu của pháp luật.

đích hành vi. Giữa chúng có mối quan hệ qua lại, đan xen với nhau. Do đó, khi tiến hành PBPL phải hướng công tác này vào tất cả các mục đích đã đề ra.

1.1.3.2. Vai trò của phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì công tác PBPL được xác định là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Vì vậy, công tác PBPL có vai trò to lớn trong việc xây dựng ý thức pháp luật trong nhân dân được thể hiện như sau:

- Thứ nhất, PBPL là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai thực hiện

pháp luật: Một địa phương có nhiều đồng bào DTTS như tỉnh Đắk Lắk với nhiều nét phong tục tập quán khác nhau và luật tục chi phối mạnh mẽ đến đời sống người dân thì việc tạo lập niềm tin vào pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người dân và cả cộng đồng các dân tộc đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng là PBPL để mọi người hiểu biết về pháp luật. Do đó, PBPL là khâu đầu tiên của quá trình thực hiện pháp luật.

- Thứ hai, PBPL tác động vào ý thức đối tượng, góp phần hình thành

và nâng cao ý thức pháp luật cho công dân. PBPL là một trong những biện pháp có vai trò quan trọng tác động đến đối tượng được PBPL góp phần hình thành và nâng cao ý thức pháp luật của cá nhân nói riêng và của xã hội nói chung: Đối với đồng bào DTTS nói chung, đồng bào DTTS ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng, với những đặc điểm đặc thù về đối tượng thì việc PBPL để nâng cao ý thức pháp luật cho đồng bào càng có vai trò quan trọng. Trong điều kiện dân trí chưa cao, đời sống kinh tế của đa số đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn thì hơn ai hết họ là những công dân chịu nhiều thiệt thòi nhất, khó có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu và sử dụng công cụ pháp luật để bảo vệ quyền

và lợi ích của mình. Công tác PBPL đã hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào, giúp họ nhận thức được những giá trị cao đẹp của pháp luật và biết sử dụng hữu hiệu công cụ đó trong cuộc sống.

1.2. Quản lý nhà nƣớc về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số bào dân tộc thiểu số

Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tùy theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội:

- Theo quan niệm của C. Mác:

Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng [17].

C. Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất.

- Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành

vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý”. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ về cách thức quản lý và mục đích quản lý. Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tùy thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.

- Về khái niệm “quản lý nhà nước”. Theo giáo trình Lý luận hành chính nhà nước của Học viện Hành chính quốc gia:

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [20].

Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp; theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp tức là hoạt động chấp hành và điều hành, chủ thể của hành hính nhà nước là các cơ quan, các nhân có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước. Trong phạm vi nghiên cứu, nội dung của đề tài này chỉ đánh giá theo

nghĩa hẹp của công tác quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước là một hoạt động được diễn ra trong nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động của xã hội như kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng... Trong đó, quản lý nhà nước về PBPL là một bộ phận trong tổng thể quản lý nhà nước đó.

Từ những khái niệm nêu trên ta có thể hiểu rằng: Quản lý nhà nước về PBPL là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, cá nhân có thẩm quyền) trên cơ sở Hiến pháp và luật, để thi hành các quy định của Hiến pháp, luật về PBPL, nhằm PBPL, cung cấp tri thức, hình thành, bồi dưỡng tình cảm, thái độ tôn trọng pháp luật cho cơ

quan, tổ chức và cá nhân [15].

Từ khái niệm về Quản lý nhà nước về PBPL chúng ta có thể thấy rằng:

Quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào dân tộc thiểu số là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, cá nhân có thẩm quyền) trên cơ sở Hiến pháp và luật, để thi hành các quy định của Hiến pháp, luật về PBPL, nhằm PBPL về các chủ trương, chính sách Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của đồng bào DTTS, cung cấp tri thức, hình thành, bồi dưỡng tình cảm, thái độ tôn trọng pháp luật cho đồng bào DTTS.

1.2.2. Đặc điểm, nguyên tắc, chủ thể của quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.

1.2.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Từ những khái niệm về quản lý nhà nước như trên ta rút ra một số đặc điểm của quản lý nhà nước như sau:

+ Quản lý nhà nước là những hoạt động, tác động mang tính tổ chức và điều chỉnh, tức là sự tác động này nhằm đặt con người vào một mối quan hệ nào đó, trong một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội. Đây là đặc trưng cơ

bản nhất của quản lý. Tổ chức không phải là những hoạt động mà chỉ tạo ra điều kiện cho hoạt động thực tiễn; còn để cho quan hệ đã được tổ chức hoạt động, phải thực hiện những tác động điều chỉnh.

+ Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước. Toàn bộ các hoạt động tổ chức và điều chỉnh của quản lý nhà nước được tiến hành dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước. Giữa quản lý và quyền lực có mối quan hệ chặt chẽ, như hai mặt của một bàn tay. Bản thân quản lý là một quan hệ có tính quyền uy. Quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề, còn quản lý lấy quyền uy làm điều kiện tồn tại. Quyền uy của quản lý nhà nước chính là quyền lực nhà nước. Và hệ thống các quy phạm pháp luật là điều kiện đảm bảo cho các tác động quản lý và ngược lại, thực hiện các tác động quản lý, chính là sự đảm bảo quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế cuộc sống.

+ Quản lý nhà nước là sự quản lý có tính khoa học và tính kế hoạch. Quản lý là sự biểu hiện khả năng của con người tổ chức và điều chỉnh cuộc sống của mình. Con người nhận thức thế giới xung quanh, tổ chức nhau lại và trong các quan hệ xã hội và điều chỉnh các quan hệ ấy để tác động vào thế giới xung quanh nhằm đem lại lợi ích cho mình. Đây là một hoạt động mang tính chủ quan của con người. Tính khoa học và kế hoạch là khả năng tồn tại một cách khách quan của quản lý nhà nước.

+ Quản lý nhà nước là những tác động quản lý mang tính liên tục. Bản chất các quá trình phát triển xã hội là những quá trình liên tục từ nhỏ đến lớn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ đơn giản đến phức tạp. Vì thế để tạo ra một quá trình liên tục của sự phát triển xã hội, các tác động tổ chức và điều chỉnh cũng phải là những tác động liên tục.

- Đặc điểm của quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật:

+ Một là, quản lý nhà nước về PBPL là hoạt động mang tính quyền lực

ý chí của nhà nước thông qua các phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng là sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người.

+ Hai là, quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật là hoạt động được

tiến hành bởi những chủ thể trong bộ máy nhà nước (chủ yếu là các cơ quan trong bộ máy hành pháp).

+ Ba là, quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật nhằm cung cấp tri

thức, hình thành, bồi dưỡng tình cảm, thái độ tôn trọng pháp luật cho cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Như đã nêu ở trên, quản lý nhà nước về PBPL là một bộ phận trong tổng thể quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS là một bộ phận trong quản lý nhà nước về PBPL nói chung, là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện (hoặc các tổ chức xã hội nếu được nhà nước ủy quyền) được tiến hành trên cơ sở và để thi hành pháp luật nhằm thực hiện trong cuộc sống hàng ngày các chức năng của nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về PBPL nói chung và PBPL cho đồng bào DTTS nói riêng.

- Quản lý nhà nước về PBPL đối vối đồng bào DTTS cũng có những đặc điểm chung của quản lý nhà nước, đó là tính tố chức và điều chỉnh, tính quyền lực nhà nước, tính khoa học và tính kế hoạch, tính liên tục. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS cũng có những đặc điểm riêng, đó là:

+ Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS

được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như: ở cấp tỉnh là UBND cấp tỉnh (giao cho Sở Tư pháp chủ trì và chịu trách nhiệm chính) và cấp huyện là UBND huyện (giao cho phòng Tư pháp chủ trì thực hiện).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)