Đặc điểm tự nhiên:
- Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"đến 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" đến 13o25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, với tổng diện tích 13.125,37 km2.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai;
+ Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà; + Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông; + Phía Tây giáp Campuchia.
-Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà.
-Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nướcvới nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học, phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá
lớn. Khoáng sản với trữ lượng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã được xác định là sét cao lanh, sét gạch ngói, ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng sản khác như vàng, phốt pho, than bùn, đá quý… có trữ lượng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
Đặc điểm về xã hội
- Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường, 12 thị trấn (trong đó có 04 xã biên giới, 38 xã đặc biệt khó
khăn) và 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố (trong đó có 608 buôn đồng bào dân
tộc thiểu số).
- Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2014 đạt gần 1.834.800 người, mật độ dân số đạt 135 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 426.000 người, chiếm 27% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.345.800 người, chiếm 73% dân số. Dân số nam đạt 894.200 người, trong khi đó nữ đạt 877.600 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó:
+ Dân tộc kinh có 1.161.533 người chiếm 63, 31% + Dân tộc Ê đê có 298.534 người chiếm 16, 27% + Dân tộc Nùng có 71.461 người chiếm 3, 89% + Dân tộc Tày có 51.285 người chiếm 2, 80% + Dân tộc M'nông có 40.344 người chiếm 2, 20% + Dân tộc Mông có 22.760 người chiếm 1, 24% + Dân tộc Thái có 17.135 người chiếm 0, 93% + Dân tộc Mường có 15.510 người chiếm 0, 85%
+ Ngoài ra còn 39 dân tộc khác gồm có 156.238 người chiếm 8, 52% Đặc điểm về kinh tế
- Đắk Lắk là vùng đất đỏ Bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên 1.303.048,51 ha (chưa bao gồm 9.300 ha đang tranh chấp với tỉnh khánh hòa); trong đó, có 1.152.184,91 ha đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp là 89.069,18 ha; đất chưa sử dụng là 61.794,42 ha. Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...
- Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, cùng với việc huy động mọi nguồn lực, phát huy tinh thần đoàn kết, tính năng động, cần cù sáng tạo trong lao động của nhân dân và cán bộ; được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương trong tỉnh, nhân dân và cán bộ tỉnh Đắk Lắk đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, khắc phục những khó khăn, thử thách, trong 5 năm (từ 2012-2016) tỉnh Đắk Lắk đã tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giành nhiều kết quả quan trọng:
+ Tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhiều năm liên tục duy trì mức tăng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá tích cực nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Kết cấu hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư, phát triển;
+ Công tác xây dựng và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ. Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ mới cả về quy mô và chất lượng;
+ An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao;
chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo...