Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 45)

- Nguồn nhân lực thực hiện PBPL cũng như quản lý nhà nước về công tác này còn hạn chế cả về trình độ chuyên môn và cả về số lượng. Hiện nay ở Việt Nam, đội ngũ tham gia PBPL khá đa dạng, bao gồm: cán bộ tư pháp tham gia PBPL của các ngành, địa phương; cán bộ công chức có đủ năng lực, đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; lực lượng phóng viên, biên tập viên; cộng tác viên tham gia PBPL; già làng, trưởng bản; hòa giải viên; chức sắc tôn giáo; cán bộ tư vấn pháp luật tại doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội...

hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật thì năm 2015 có 25 Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương thành lập Hội đồng phổ biến pháp luật không thuộc trường hợp bắt buộc theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, 63/63 tỉnh, thành phố, 99% đơn vị cấp huyện và 25 đơn vị cấp xã đã thành lập Hội đồng; 63/63 Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật được củng cố và kiện toàn, ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tính đến nay, cả nước có 28.263 Báo cáo viên pháp luật (Trung ương: 1552 báo cáo viên pháp luật; cấp tỉnh: 7.165 báo cáo viên pháp luật; cấp huyện: 19.546 báo cáo viên pháp luật và 168.015 Tuyên truyền viên cấp xã tăng 8.902 báo cáo viên pháp luật và 81.190 tuyên truyền viên pháp luật so với năm 2011) [13, tr.4].

- Riêng ở tỉnh Đắk Lắk đến hết năm 2015 số báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh có 103 người, Báo cáo viên pháp luật cấp huyện là 399 và 3001 tuyên truyền viên cấp xã 2.524 tổ hoà giải với 14.746 hòa giải viên, trong năm 2015, các tổ hòa giải, hòa giải viên đã thụ lý 2.628 vụ việc, trong đó số vụ việc hòa giải thành 1.984 vụ việc (đạt tỷ lệ 80%). Ngoài ra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ban, ngành; thành viên các đoàn thể; giảng viên, giáo viên dạy pháp luật tại các Trường Chính trị tỉnh, Trường Đại học, Trung cấp, Phổ thông; phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, đài ở địa phương tích cực tham gia tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật theo lĩnh vực phụ trách, góp phần đưa pháp luật đến với cán bộ, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân đây là lực lượng cơ bản trong việc chuyển tải pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh [40, tr.2].

- Đội ngũ cán bộ PBPL tuy đông nhưng trình độ không đồng đều, chất lượng của đội ngũ cán bộ còn thấp, nhất là cán bộ ở cơ sở. Số cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật, nhất là chuyên ngành luật còn ít. Bên cạnh đó,

đa số cán bộ phổ biến pháp luật chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền và tổ chức công tác tuyên truyền pháp luật. Số cán bộ biết tiếng dân tộc thiểu số rất ít nên gặp khó khăn khi PBPL cho đồng bào các DTTS.

- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở về PBPL chưa thực sự đầy đủ, chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này, do vậy họ cho rằng đây là nhiệm vụ của riêng cơ quan Tư pháp. Theo báo cáo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, qua kiểm tra công tác phổ biến pháp luật tại các cấp huyện và cấp xã trong tỉnh cho thấy, ở một số xã nhất là các xã vùng sâu, vùng xa cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật tại địa phương mình nên chưa trú trọng đầu tư kinh phí, vật chất cho công tác phổ biến pháp luật.

- Theo kết quả khảo sát trong Báo cáo “Khảo sát hiện trạng tiếp cận thông tin pháp luật của người dân ở cơ sở” cho thấy đại đa số cán bộ tham gia công tác PBPL đánh giá lãnh đạo cấp ủy, UBND các cấp quan tâm đến công tác PBPL. Tuy nhiên, có 6% trong số cán bộ này cho rằng các cấp lãnh đạo ít quan tâm, trong đó, với nhóm cán bộ công tác ở Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp thì con số này là 10,19%. Cá biệt có nơi công tác PBPL còn bị “khoán trắng” cho ngành Tư pháp thực hiện [13].

- Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, nhất là của đồng bào DTTS còn hạn chế vì một bộ phận không nhỏ nhân dân trình độ nhận thức pháp luật kém. Kiến thức pháp luật của nhân dân, đặc biệt những vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS còn rất thấp. Rất nhiều người tham gia pháp luật mà không biết những quy định của pháp luật mặc dù nó rất gần gũi, phổ biến trong cuộc sống. Nhiều người vi phạm pháp luật mà không nhận thức được hành vi của mình.

Tiểu kết Chƣơng 1

Quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS là một trong những công tác quản lý của Nhà nước đối với việc chăm lo đời sống của đồng bào DTTS nhằm giúp họ hình thành tri thức pháp luật, tạo niềm tin vào pháp luật để họ có đầy đủ khả năng tham gia vào các quan hệ xã hội phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành do các chủ thể phổ biến pháp luật tiến hành theo nội dung, phương pháp và hình thức nhất định phù hợp với truyền thống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán sản xuất, sinh hoạt của đồng bào; làm hình thành ở họ ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật và hành vi phù hợp với các yêu cầu của pháp luật hiện hành; góp phần xây dựng, củng cố ý thức về quyền con người, quyền công dân của đồng bào DTTS để họ có thể tiếp cận, bảo vệ các quyền đó một cách hiệu quả.

Trong Chương 1 luận văn đã nêu ra các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS như: quan niệm, đặc điểm, nguyên tắc, chủ thể, nội dung, hình thức, các yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS. Những luận giải tại Chương này là cơ sở trong việc đi sâu nghiên cứu về thực trạng quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở Chương 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ĐẮK LẮK

2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế của tỉnh Đắk Lắk tác động tới quản lý nhà nƣớc về phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)