Từ những kết quả đạt được của quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ta có thể đánh giá như sau:
- Đắk Lắk là tỉnh duy nhất có mô hình “Đội công tác phát động quần chúng chuyên trách” của Ban dân vận gồm: 15 huyện, thị xã, thành phố và 184 xã, phường, thị trấn với khoảng 400 đồng chí được thành lập từ năm 2004 đến nay đã hỗ trợ rất tốt trong công tác PBPL, nhất là đối với các đối tượng trước đây nhẹ dạ cả tin bị Fulro lôi kéo góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng, đối ngoại, phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cải thiện và nâng cao
đời sống nhân dân nhất là vùng đồng bào DTTS. Nếu đội công tác còn được duy trì thì có thể sử dụng trong công tác tuyên truyền PBPL trong thời gian tới.
- Công tác phổ biến pháp luật cho nhân dân nói chung và nhân dân vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật nói chung, ở vùng đồng bào DTTS nói riêng luôn được Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng, tổ chức cơ sở đảng các huyện trong tỉnh Đắk Lắk chú trọng lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng chính phủ; Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được Tỉnh ủy, các Cấp ủy, tổ chức Đảng các huyện, thị xã, thành phố quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong đó, Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk đặc biệt chú ý tới hoạt động tổ chức thực hiện PBPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cụ thể tại Chương trình số 18-CTr/TU ngày 14/5/2003 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 2464/QĐ-UBND ngày 26/10/2012 về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí trư Trung ương Đảng (khóa XI) trên địa bàn tỉnh từ
năm 2012 đến năm 2016 và Công văn số 5657/UBND-NC ngày 16/8/2013 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó từng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ Đề án đã đề ra, đồng thời đều cụ thể hóa bằng các Kế hoạch chi tiết hàng năm để tổ chức thực hiện. Như vậy, nhờ Cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn luôn quan tâm lãnh đạo công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS, nên công tác này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
- Công tác quản lý về PBPL được chú trọng nhất là phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS. Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền ở tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo sâu sát, quyết liệt hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS; đã ra quyết định thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh và cấp huyện. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện tốt công tác tổ chức, thực hiện phổ biến pháp luật cho các đối tượng mà cấp, ngành mình phụ trách và cho cán bộ, nhân dân ở các địa phương, nhất là những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình và từng đề án cụ thể để báo cáo kịp thời kết quả thực hiện Chương trình. Hàng năm, Sở Tư pháp tỉnh phối hợp với Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh đều thành lập các Đoàn kiểm tra; tiến hành kiểm tra một số cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các chương trình, đề án.
- Các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng xây dựng các Kế hoạch liên ngành để triển khai thực hiện công tác tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật đạt hiệu quả. Sở Tư pháp tỉnh đã chủ trì ký Kế hoạch liên
ngành giữa Sở Tư pháp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân về phối hợp tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật giai đoạn 2012 - 2016. Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thường xuyên vận động nhân dân tự giác chấp hành pháp luật. Các Câu lạc bộ pháp luật, Tổ hòa giải là những mô hình, cơ chế phối hợp tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật có hiệu quả, phù hợp với địa bàn xã, phường, thị trấn, nhất là ở những nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Nhờ có sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, kịp thời của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, ban, ngành, đoàn thể nên tổ chức thực hiện PBPL cho đồng bào DTTS đã đạt được những kết quả cao.
- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tích cực, nhiệt tình trong thực hiện công tác tổ chức thực hiện PBPL cho đồng bào DTTS. Về cơ bản, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã đều hoạt động kiêm nhiệm; họ đồng thời là những cán bộ, công chức, viên chức nhà nước các cấp. Đội ngũ này, trong phạm vi chức năng của cơ quan mình, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện PBPL cho nhân dân, hướng dẫn người dân thực hiện pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức là những người đem chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu rõ và hướng dẫn họ thi hành pháp luật. Việc đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chủ động, tích cực tổ chức thực hiện PBPL cho nhân dân sẽ giúp người dân có được những kiến thức, hiểu biết pháp luật; nhờ đó, ý thức pháp luật của nhân dân được nâng lên, góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật. Nhận thức rõ điều này, đa số báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đã nhiệt tình, tích cực tham gia tổ chức, thực hiện PBPL cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
động, tích cực tham dự các buổi PBPL. Thực tiễn đời sống pháp luật ở vùng đồng bào DTTS phải đối mặt và giải quyết bằng những cách thức khác nhau, trong đó có nhiều sự việc, sự kiện đòi hỏi phải có kiến thức, hiểu biết pháp luật mới giải quyết được. Những sự việc, sự kiện pháp luật mà người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thường gặp cũng tương đối đa dạng. Sự đa dạng của những loại sự việc, sự kiện pháp luật là nguyên nhân giúp đồng bào DTTS hiểu được vai trò của kiến thức pháp luật, từ đó chủ động, tích cực tham dự hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật.