bào dân tộc thiểu số
Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tùy theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội:
- Theo quan niệm của C. Mác:
Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng [17].
C. Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất.
- Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý”. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ về cách thức quản lý và mục đích quản lý. Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tùy thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
- Về khái niệm “quản lý nhà nước”. Theo giáo trình Lý luận hành chính nhà nước của Học viện Hành chính quốc gia:
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [20].
Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp; theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp tức là hoạt động chấp hành và điều hành, chủ thể của hành hính nhà nước là các cơ quan, các nhân có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước. Trong phạm vi nghiên cứu, nội dung của đề tài này chỉ đánh giá theo
nghĩa hẹp của công tác quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước là một hoạt động được diễn ra trong nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động của xã hội như kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng... Trong đó, quản lý nhà nước về PBPL là một bộ phận trong tổng thể quản lý nhà nước đó.
Từ những khái niệm nêu trên ta có thể hiểu rằng: Quản lý nhà nước về PBPL là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, cá nhân có thẩm quyền) trên cơ sở Hiến pháp và luật, để thi hành các quy định của Hiến pháp, luật về PBPL, nhằm PBPL, cung cấp tri thức, hình thành, bồi dưỡng tình cảm, thái độ tôn trọng pháp luật cho cơ
quan, tổ chức và cá nhân [15].
Từ khái niệm về Quản lý nhà nước về PBPL chúng ta có thể thấy rằng:
Quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào dân tộc thiểu số là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, cá nhân có thẩm quyền) trên cơ sở Hiến pháp và luật, để thi hành các quy định của Hiến pháp, luật về PBPL, nhằm PBPL về các chủ trương, chính sách Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của đồng bào DTTS, cung cấp tri thức, hình thành, bồi dưỡng tình cảm, thái độ tôn trọng pháp luật cho đồng bào DTTS.