quản lý nhà nước về phổ biến phap luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Điều kiện tự nhiên:
Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2
với địa hình có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc, nằm ở phía tây và cuối dãy Trương Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9 lượng mưa chiếm 80-90% lượng mưa năm. Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hưởng của đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600–1800 mm. Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, tuy nhiên do địa hình dốc nên khả năng trữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô. Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo như hồ Lắk, Ea Kao, Buôn Triết, Ea sô [43, tr.1].
Với điều kiện tự nhiên như trên nên việc quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến chất lượng của công tác này.
Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã, huyện ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo…
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư tự phát từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự phát, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Nét nổi bật của đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk là đời sống xã hội mang đậm tính huyết thống (dòng họ) và tính cộng đồng hết sức bền chặt. Trong từng buôn, làng có sự tồn tại bền vững những mối quan hệ xã hội cổ truyền tốt đẹp được hình thành qua lịch sử lâu dài, nổi bật là quan hệ giữa dân làng với Già làng; giữa các thành viên trong buôn, làng; giữa các gia đình trong một dòng tộc... Đặc trưng nổi bật trong lối sống của đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk là hình thức tổ chức cư trú theo buôn, làng. Mọi hoạt động sống, sinh hoạt trong buôn, làng chủ yếu mang tính cộng đồng tự quản. Ngoài ra, còn có hiện tượng một số ít đồng bào DTTS vượt biên trái phép sang Campuchia để đi nước thứ 3 mưu cầu cuộc sống thuận lợi hơn [43, tr.2].
Từ những nội dung trên ta thấy điều kiện xã hội đã gây nhiều khó khăn, thách thức lớn đến việc quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk.
Điều kiện về kinh tế
Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Theo báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2015
của UBND tỉnh, các chỉ tiêu kinh tế năm 2015 đều tăng so với năm 2014. Cụ thể, tổng sản phẩm xã hội (giá so sánh năm 2010) ước đạt trên 41.000 tỷ đồng, bằng 99,3 kế hoạch, tăng 9% so với năm 2014. Trong đó, ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 19.950 tỷ đồng, bằng 98,4% kế hoạch, tăng 4,1%; công nghiệp - xây dựng ước đạt 6.760 tỷ đồng, bằng 93,7% kế hoạch, tăng 10%; dịch vụ ước đạt 15.885 tỷ đồng, bằng 93,9% kế hoạch, tăng 13,6%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 32,7 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2014. Năm 2015, ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển bền vững, giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn. Tổng diện tích gieo trồng trong năm 2015 bảo đảm theo kế hoạch đề ra với tổng sản lượng trên 1,2 triệu tấn, đặc biệt vụ đông – xuân cho năng suất bình quân đạt gần 65 tạ/ha, có diện tích đạt tới gần 78 tạ/ha. Đối với cây công nghiệp, tuy gặp khó khăn về giá nhưng sản lượng cà phê vẫn phát triển, duy trì ổn định ở mức trên 400.000 tấn. Riêng diện tích hồ tiêu tăng khá với tổng diện tích 18.474 ha (tăng 2.099 ha). Tuy trong 18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2015, có đến 9 chỉ tiêu không đạt kế hoạch, chủ yếu rơi vào các chỉ tiêu kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9%, được đánh giá là mức tăng trưởng khá trong cả nước. Mặc dù kinh tế có nhiều khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp năm 2015 lại có bước khởi sắc, vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao. So với năm 2014, công nghiệp khai khoáng tăng 7,4%, chế biến tăng 12,6%, phân phối điện nước, khí đốt tăng 29,1%. Tổng số vốn đầu tư cho ngành công nghiệp ước thực hiện 824,78 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 20,18 tỷ đồng, từ các thành phần kinh tế là 804,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch có mức tăng khá với tổng số 560.000 lượt khách du lịch, đạt 100% kế hoạch, tăng 19,9% so với năm 2014 (trong đó, khách quốc tế ước đạt 54.000 lượt, tăng 14,89%, khách trong nước đạt 506.000 lượt, tăng 20,48%); tổng doanh thu đạt 420 tỷ đồng, tăng 16,67% so với năm 2014… [42, tr.4].
Thông qua điều kiện về kinh tế thì nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk tuy đã có tốc độ tăng trưởng GDP tăng hơn so với những năm trước, song so với mặt bằng chung với cả nước hiện nay thì GDP của tỉnh và thu nhập bình quân đầu người còn thấp nhất là vùng có đông đồng bào DTTS thì kinh tế còn nhiều khó khăn. Với điều kiện kinh tế như vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về PBPL cho đồng bào DTTS.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1.1. Xây dựng hệ thống văn bản tổ chức thực hiện quản lý nhà
nước về phổ biến pháp luật
Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành cho cán bộ, nhân dân và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ; Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Kết luận số 04- KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng chính phủ và các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về công tác PBPL của Chính phủ; Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở bám sát đặc điểm, tình hình của tỉnh, từ năm 2012 đến năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến hoạt động tổ chức, thực hiện phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn tỉnh nói
chung và cho DTTS nói riêng, tạo cơ sở cho các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện, gồm các văn bản: Quyết định số Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 06/01/2012 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2464/QĐ-UBND ngày 26/10/2012 về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí trư Trung ương Đảng (khóa XI) trên địa bàn tỉnh từ năm 2012 đến năm 2016; Quyết định số 3101/KH-UBND ngày 27/12/2012 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh năm 2013; Công văn số 5657/UBND-NC ngày 16/8/2013 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 8834/KH-UBND ngày 06/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” từ năm 2013-2016 trên địa bàn tỉnh”. Nghị quyết số 122/2014/NQ-HĐND ngày 18/7/2014 của HĐND tỉnh Quy định về mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Chỉ thị số 11/2014/CT-UBND ngày 28/10/2014 của UBND tỉnh về việc triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 74/QĐ-UBND ngày 06/01/2014 về ban hành Kế hoạch thực hiện công tác PBGDPL năm 2014; Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 08/02/2014 về ban hành Kế hoạch triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Quyết định 491/QĐ-UBND ngày 07/3/2014 về ban hành Kế hoạch tuyên truyền và triển khai Hiến pháp năm 2013 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2222/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 về ban hành Kế hoạch tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2014” trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2362/QĐ- UBND ngày
08/10/2014 về ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL năm 2015; Quyết định số 116/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, hương ước, quy ước năm 2016 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3993/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, hương ước, quy ước năm 2017 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3664/QĐ- UBND ngày 29/12/2017 về Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, hương ước, quy ước năm 2018 trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2012-2018 Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quyết định kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Lắk và các loại văn bản như:
- Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành quy định về Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.
- Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc công nhận báo cáo viên pháp luật ở tỉnh.
- Quyết định số 2137/QĐ-UBND ngày 18/9/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành kế hoạch triển khai Luật Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 20/5/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc công nhận bổ sung và cho thôi làm báo cáo viên pháp luật ở tỉnh.
- Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày 03/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Lắk.
- Quyết định số 03/QĐ-HĐPH ngày 31/12/2013 của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Lắk.
- Thông báo số 02/TB-HĐPB ngày 09/01/2014 của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh về việc phân công nhiệm vụ cho ủy viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Lắk.
- Quyết định số 03/QĐ-HĐPB ngày 09/01/2014 của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Lắk.
- Quyết định số 1259/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc bổ sung, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh.
- Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Lắk.
- Quyết định số 1717/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc công nhân, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh.
- Quyết định số 2465/QĐ-UBND ngày 05/9/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc công nhân, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh năm 2017.
- Quyết định số 3515/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc công nhân, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh.
Ngoài ra hàng năm Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh đã ban hành kế hoạch PBPL và kế hoạch cụ thể cho từng thời gian nhất định, định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm có tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm.
2.2.1.2. Công tác quản lý đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
hành và các kế hoạch của tỉnh Đắk Lắk, 100% đơn vị cấp huyện thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật với 360 thành viên, định kỳ hàng năm đều củng cố, kiện toàn theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của cơ quan thường trực Hội đồng. Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn, chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBPL, đa dạng hoá về hình thức, phong phú, thiết thực về nội dung và tăng cường hướng về cơ sở; chuyển tải kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, công chức và toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh; từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Trong chỉ đạo hoạt động, Hội đồng đã có sự phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng thành viên theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác PBPL đối với từng lĩnh vực, địa bàn; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện, đề ra biện pháp đẩy mạnh công tác này trong năm tới. Ngoài ra, UBND tỉnh, Sở Tư pháp cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thường xuyên hướng dẫn đôn đốc, nhắc nhở