Quản lý nhà nƣớc về thu BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận gò vấp, tp HCM (Trang 25)

1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc

1.2.1.1 Xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đƣờng lối phát triển kinh tế của đất nƣớc đã đƣợc Đảng ta khởi xƣớng từ Đại hội VI, tiếp tục đƣợc khẳng định qua các Đại hội VII, VIII, IX và Đại hội X. Đó là

đƣờng lối phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc.

Trong những năm qua, nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta đang đƣợc hình thành một cách rõ nét, sự phát triển của các thành phần kinh tế trở nên mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế thì nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng giúp cho mục tiêu phát triển kinh tế không đi chệch mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp của nền kinh tế thị trƣờng đã đặt ra nhiều thách thức nhƣ: sự lựa chọn, đào thải lao động của thị trƣờng dẫn đến mất việc làm và thất nghiệp của NLĐ; sự biến động phức tạp của thị trƣờng và sản xuất kinh doanh khiến NLĐ gặp phải những rủi ro ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngày một gia tăng. Để bảo vệ lợi ích của NLĐ, nhà nƣớc ta cần tăng cƣờng vai trò quản lý của mình đối với chính sách hỗ trợ khi NLĐ gặp các rủi ro trên – chính sách BHXH. Trong đó, việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đòi hỏi vừa quản lý, vừa kiểm soát đƣợc các hoạt động BHXH nhƣng không làm hạn chế sự phát triển của xã hội nói chung và phải tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, vấn đề quản lý hoạt động BHXH phải đƣợc tiến hành gắn liền với sự phát triển kinh tế, hài hoà với tiến bộ và công bằng xã hội. Điều đó có nghĩa là vấn đề tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc không chỉ nhằm vào việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế mà còn nhằm vào việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Vì vậy, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH là một yêu cầu cấp bách, tất yếu, khách quan đặt ra từ chính đòi hỏi của nền kinh tế thị trƣờng.

1.2.1.2 Xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

Để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức của các cơ quan nhà nƣớc. Vì vậy, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH là một mục tiêu nhằm thực hiện yêu cầu xây dựng nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Việc tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH với mục đích tạo ra một cơ chế, chính sách công bằng, dân chủ đáp ứng nguyện vọng

của đại đa số ngƣời lao động, đòi hỏi của xã hội, bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ khi tham gia BHXH.

Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH nhằm xác định rõ trách nhiệm của ngƣời SDLĐ và NLĐ trong việc đóng quỹ BHXH và trách nhiệm của nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH. Thông qua hệ thống luật BHXH làm phƣơng tiện để nhà nƣớc quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát để mọi quan hệ BHXH hình thành, vận động và phát triển nhằm đạt mục tiêu vì lợi ích của nhân dân lao động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động nhƣ đúng bản chất vốn có của Nhà nƣớc Việt Nam.

1.2.1.3 Xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu sẽ tác động mạnh mẽ tới toàn bộ chính sách, pháp luật của Việt Nam, mà trƣớc hết trƣớc hết là chính sách pháp luật về nhập khẩu, về đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo đó, nhiều lĩnh vực, nhiều tổ chức và cá nhân trong nƣớc đều bị lôi cuốn tham gia vào quá trình này nhƣ dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở hạ tầng, sử dụng lao động, việc làm, tiền công, BHXH, an toàn lao động cũng cần phải đƣợc quan tâm cải thiện, nâng cao chất lƣợng tạo thuận lợi cho phát triển.

Lĩnh vực BHXH cũng không nằm ngoài tiến trình đó. Luật BHXH cần đƣợc hoàn thiện song song với việc tổ chức thực hiện các hoạt động BHXH một cách nhất quán, đồng bộ nhằm theo kịp trình độ của các nƣớc trong khu vực và quốc tế, đồng thời thực hiện thắng lợi chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế.

1.2.2 Khái niệm và vai trò của quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc

1.2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc

Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của các cá nhân hƣớng đến mục đích hoạt động chung và quy luật khách quan.

Thu BHXH là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tƣợng đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tƣợng đƣợc tự

nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phƣơng thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm chi trả cho các hoạt động của BHXH.

Quản lý nhà nƣớc về thu BHXH là tác động có định hƣớng giữa chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý trong hoạt động thu BHXH. Chủ thể quản lý là các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về BHXH và đối tƣợng quản lý là các doanh nghiệp và NLĐ tham gia đóng BHXH nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Trên cơ sở là các quy định về quản lý thu để xác nhận chính xác số lao động, số tiền phải thu, số tiền đã nộp, số tiền lãi, số tiền nợ, số tiền nộp thừa của NLĐ, đồng thời theo dõi mức đóng BHXH của NLĐ từng thời điểm và kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của Nhà nƣớc về thu BHXH.

1.2.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc

Trong hệ thống BHXH, hoạt động thu BHXH đƣợc xem là trụ cột vì thu đóng góp từ NLĐ và ngƣời SDLĐ là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất cho quỹ BHXH - quỹ này độc lập với Ngân sách Nhà nƣớc và để việc thực hiện đƣợc các chính sách BHXH đƣợc thuận lợi hay không đều phụ thuộc vào nguồn quỹ này nhiều hay ít. Khi NLĐ khi tham gia BHXH thì phải đóng góp một khoản vào quỹ BHXH, điều này là một tất yếu vì dựa trên nguyên tắc có đóng có hƣởng, cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào mức đóng làm cơ sở để tính ra mức hƣởng khi giải quyết các chế độ có liên quan đến NLĐ.

Đối tƣợng của thu BHXH còn là tiền nên khả năng xảy ra những sai phạm trong công tác thu gây thất thu cho quỹ BHXH là rất lớn. Bên cạnh đó, thu BHXH phải đảm bảo nguyên tắc thu đúng đối tƣợng, thu đủ theo quy định của pháp luật hiện hành: rõ ràng, minh bạch nhằm đảm bảo tính công bằng và quyền lợi giữa những ngƣời cùng tham gia BHXH.

Với vị trí trụ cột có thể thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác thu trong hệ thống BHXH và để đạt hiệu quả thì việc quản lý thu nhƣ thế nào là một nhiệm vụ khó khăn đối với toàn ngành BHXH. Yêu cầu đặt ra là phải có quy định quản lý thu chặt chẽ, hợp lý, khoa học và thống nhất trong cả hệ thống BHXH.

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc

1.2.3.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Theo Khoản 1, Điều 38 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý sổ BHXH, BHYT đã đề cập đến quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN nhƣng trong phạm vi nghiên cứu của luận này, tác giả chỉ đi sâu vào phân tích quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc.

Để thực hiện công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc thì, BHXH tỉnh, huyện có trách nhiệm:

+ Lập danh sách các đơn vị trên địa bàn; thông báo, hƣớng dẫn đơn vị kịp thời đăng ký tham gia, đóng đủ BHXH cho NLĐ theo quy định của pháp luật.

+ Định kỳ 3 tháng hoặc đột xuất, báo cáo UBND cùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phƣơng tình hình chấp hành pháp luật về BHXH của các đơn vị trên địa bàn. Các trƣờng hợp đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH: không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH không đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH lập biên bản, kiến nghị xử lý theo quy định.

NLĐ có đồng thời từ 02 Hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH theo Hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

NLĐ làm việc theo Hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc nếu thuộc đối tƣợng thực hiện chế độ tiền lƣơng do Nhà nƣớc quy định thì tiền lƣơng tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lƣơng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vƣợt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). NLĐ thực hiện chế độ tiền lƣơng do đơn vị quyết định thì tiền lƣơng tháng đóng BHXH là tiền lƣơng tháng đóng BHXH. Từ 01/01/2016, tiền lƣơng tháng đóng BHXH là mức lƣơng và phụ cấp lƣơng theo quy định của pháp luật lao động.

Đơn vị chuyển địa bàn, chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản phải đóng đủ BHXH cho NLĐ đến thời điểm di chuyển, chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản để làm căn cứ chốt sổ BHXH giải quyết chế độ cho NLĐ.

Đơn vị đƣợc tạm dừng đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất thì hết thời hạn đƣợc tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH theo phƣơng thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất. Trong thời gian đƣợc tạm dừng đóng, nếu có NLĐ nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với NLĐ đó để chốt sổ BHXH.

NLĐ không làm việc và không hƣởng tiền lƣơng từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không đƣợc tính để hƣởng BHXH, trừ trƣờng hợp nghỉ việc hƣởng chế độ thai sản. NLĐ nghỉ việc hƣởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH.

NLĐ nghỉ việc hƣởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và NLĐ không phải đóng BHXH, thời gian này vẫn đƣợc tính là thời gian tham gia BHXH.

1.2.3.2 Quản lý tiền thu BHXH

Theo Khoản 1, Điều 39 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý sổ BHXH, BHYT, có 2 hình thức đóng tiền BHXH:

+ Chuyển khoản: Chuyển tiền đóng vào tài khoản chuyên thu của cơquan

+ Tiền mặt: Nộp trực tiếp tạiNgân hàng hoặc Kho bạc Nhà nƣớc. Nếu đơn vị, ngƣời tham gia nộp cho cơ quan BHXH thì trƣớc 16 giờ trong ngày, cơ quan BHXH phải nộp toàn bộ số tiền mặt đã thu vào tài khoản chuyên thu tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nƣớc.

1.2.3.3 Quản lý nợ BHXH

Theo Điều 40 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; Quản lý sổ BHXH, BHYT, căn cứ vào kết quả đóng BHXH bắt buộc của tháng trƣớc, cán bộ quản lý thu tiến hành quản lý nợ theo quy trình nhƣ sau:

Bước 1: Phân loại nợ

Nợ BHXH đƣợc phân loại thành:

+ Nợ chậm đóng: thời gian nợ dƣới 1 tháng.

+ Nợ đọng: thời gian nợ từ 1 tháng đến dƣới 3 tháng.

+ Nợ kéo dài: thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các trƣờng hợp nợ khó thu.

+ Nợ khó thu gồm 4 trƣờng hợp:

TH1: Đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh;

TH2: Đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản; đơn vị có chủ là ngƣời nƣớc ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị không hoạt động, không có ngƣời quản lý, điều hành.

TH3: Đơn vị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

TH4: Nợ khác; đơn vị nợ đang trong thời gian đƣợc tạm dừng đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất; đơn vị đƣợc cấp có thẩm quyền cho khoanh nợ.

Bước 2: Thu thập hồ sơ xác định nợ

Đối với nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài thì hồ sơ xác định nợ bao gồm: Thông báo kết quả đóng BHXH và Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH.

Đối với nợ khó thu thì hồ sơ xác định nợ sẽ tùy thuộc vào từng trƣờng hợp: TH1: Hồ sơ xác định nợ là văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. TH2: Hồ sơ xác định nợ là văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng doanh nghiệp.

TH3: Hồ sơ xác định nợ là văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp; quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án

TH4: Nếu đơn vị đang trong thời gian đƣợc tạm dừng đóng thì phải có quyết định cho phép tạm dừng đóng của cơ quan có thẩm quyền, còn nếu đơn vị đang đƣợc khoanh nợ thì phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép khoanh nợ

Bước 3: Tổ chức thu nợ tại BHXH huyện, BHXH tỉnh - Trách nhiệm của cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu:

+ Hằng tháng thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quy định

+ Trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc; gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần đối với đơn vị nợ từ 2 tháng tiền đóng, đối với phƣơng thức đóng hằng tháng; 4 tháng, đối với phƣơng thức đóng hằng quý; 7 tháng, đối với phƣơng thức đóng 6 tháng

một lần. Sau 2 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp tiền, chuyển hồ sơ đơn vị đến Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ tiếp tục xử lý.

+ Hằng tháng, chuyển báo cáo chi tiết đơn vị nợ cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để quản lý, đôn đốc thu nợ và đối chiếu.

- Trách nhiệm Phòng Khai thác và thu nợ:

+ Tiếp nhận hồ sơ do Tổ Quản lý thu chuyển đến, phân tích, đối chiếu với dữ liệu trong ứng dụng quản lý nợ, lập kế hoạch thu nợ và thực hiện các biện pháp

đôn đốc thu nợ đối với từng đơn vị nợ. Đối với đơn vị nợ kéo dài:

+ Lập biên bản đối chiếu thu nộp BHXH (Mẫu C05-TS). Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập biên bản, nếu đơn vị không nộp tiền thì phối hợp với Phòng Kiểm tra báo cáo Giám đốc ra quyết định thanh tra đóng BHXH xử lý vi phạm theo quy định. Sau khi kết thúc thanh tra, nếu đơn vị không nộp tiền, lập văn bản báo cáo UBND cùng cấp và cơ quan có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp cƣỡng chế

theo quy định của pháp luật.

+ Nếu chủ đơn vị là ngƣời nƣớc ngoài vi phạm pháp luật có dấu hiệu bỏ trốn thì phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn bỏ trốn.

+ Thông báo danh sách đơn vị cố tình không trả nợ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Đối với nhóm nợ khó thu: Sau khi hoàn thiện hồ sơ xác định nợ và thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn quận gò vấp, tp HCM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)