Nguyên
1.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về disản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trước hết là việc xây dựng và ban hành, tổ chức thực thi các văn bản pháp luật về công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng. Đây là công cụ quan trọng và hữu hiệu trong công tác quản lý. Từ khi nhà nước xuất hiện pháp luật đã thể hiện vai trò của mình và ngày càng được chú trọng để hoàn thiện hơn trong việc quản lý xã hội. Vì vậy cũng như những lĩnh vực khác, pháp luật là công cụ quan trọng nhất để điều chỉnh các hoạt động nhằm mục tiêu quản lý di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Hiến pháp 1992 của Việt Nam có dành chương II với một số điều khoản luật nhà nước đối với sự phát triển và vận hành các hoạt động văn hóa. Tại điều 30 qui định: Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân; Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hóa.
Hiến pháp 2013 của Việt Nam, Điều 60, Chương III quy định: Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân.
Nhà nước đã xây dựng một hành lang pháp lý thống nhất để bảo tồn và phát huy hệ thống di sản văn hóa thông qua các văn bản và các văn bản đó đã cụ thể hóa chính sách, phương hướng, mục tiêu cũng như những cách thức để thực hiện hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói chung, di sản phi vật thể nói riêng trong đó có di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Cụ thể là:
Quyết định số 25-TTg ngày 19/01/1993 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, (thông qua ngày 16/7/1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyét định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020) đã nêu vấn đề bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc.
Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/02/2005 về việc lấy ngày 23/11 hàng năm là “ngày Di sản văn hóa Việt Nam”. Đây là một trong những hành động thiết thực khẳng định giá trị của di sản văn hóa, giúp cho người dân quan tâm và tôn vinh giá trị của di sản văn hóa, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Năm 2001, Việt Nam đã ban hành Luật di sản văn hóa với cách tiếp cận khái niệm di sản văn hóa hoàn thiện và đầy đủ hơn bao gồm: Di sản văn
hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Đến năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2001, tiếp tục hoàn thiện về cách nhận diện cũng như biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Có thể thấy Luật di sản văn hóa của Việt Nam phù hợp với các điều ước quốc tế về di sản văn hóa mà Việt Nam đã tham gia. Luật di sản văn hóa đã có những quy định riêng đối với di sản văn hóa phi vật thể, khái niệm về di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; quyền và nghĩa vụ của các cá nhân đối với di sản văn hóa, quy định riêng đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể trong đó có di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Trong Luật di sản văn hóa năm 2001, nội dung bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể chiếm 11 điều. Sau gần 8 năm thi hành, các điều khoản về di sản văn hóa phi vật thể được sửa đổi, bổ sung đáng kể với sự cụ thể, chi tiết, phù hợp với lý luận và thực tiễn. Các loại hình văn hóa phi vật thể được xác định gồm có 7 loại hình cơ bản: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước trong việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể có sự phân công rõ ràng, trao quyền mạnh mẽ cho địa phương. Chính quyền địa phương là chủ thể tự kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương mình.
Dưới Luật di sản văn hóa còn có các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành. Nội dung pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể đã đề cập đến hoạt động bảo vệ gồm: nhận diện các loại hình văn hóa phi vật thể; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân; các biện pháp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể.
Đối với nghệ nhân - những báu vật nhân văn sống, các quy định đã thể hiện rõ thái độ ứng xử của Nhà nước, vừa tôn vinh, đề cao, tôn trọng, vừa chăm lo đời sống của nghệ nhân như quy định tại điều 26 Luật di sản văn hóa 2001; điều 3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 [29] và điều 65 của Luật Thi đua khen thưởng [32].