Nguyên phát huy giá trị
Việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho di sản văn hóa cồng chiêng phát huy được giá trị trên hết là hệ thống quản lý, chính sách và điều hành. Từ việc xây dựng và ban hành các chính sách về di sản văn hóa cồng chiêng nói riêng từ trung ương đến địa phương để nghiên cứu thành lập các hội đồng chuyên môn đảm bảo trình độ chuyên môn cao, am hiểu về chính sách qua đó thẩm định các đề án, dự án đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ cấu tổ chức của các hội văn học nghệ thuật từ trung ương đến địa phương theo phương thức xã hội hóa, phi hành chính hóa. Cũng cần thêm việc xây dựng cơ chế phản biện, phản hồi trong việc xây dựng và thực hiện chính sách về hỗ trợ, tạo điều kiện cho di sản văn hóa cồng chiêng phát huy được giá trị.
1.3.4. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Nguyên
Cồng chiêng có một vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền của nước ta, vì vậy một đòi hỏi cấp thiết là cần có sự quản lý của nhà nước để di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phát huy được giá trị của mình. Vị thế ấy không bắt nguồn từ chất liệu chế tạo ra nó hoặc từ giá trị vật chất của loại nhạc khí này cũng không đơn thuần bắt nguồn từ việc sử dụng rộng rãi cồng chiêng trong cộng đồng cư dân ở việt Nam mà bắt nguồn từ sự tổng hòa các giá trị văn hóa đa dạng bao chứa trong nó. Trên thực tế hiếm có nhạc khí nào bao hàm nhiều giá trị như cồng chiêng.
Di sản văn hóa cồng chiêng nói chung, cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng bao hàm các giá trị:
Giá trị biểu thị đặc trưng bản sắc văn hóa vùng: ở tầm vĩ mô, cồng chiêng là nhạc khí quan trọng biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa âm nhạc
của khu vực Đông Nam Á. Ở tầm hẹp hơn công chiêng là đặc trưng nổi bật nhất biểu thị bản sắc văn hóa âm nhạc của vùng Trường Sơn – Tây Nguyên. Cách dùng cồng chiêng cũng là một trong những đặc trưng biểu thị nét khác biệt giữa vùng văn hóa âm nhạc phía Bắc Việt Nam (ưu thế thuộc về lối dùng đơn chiếc) và vùng văn hóa âm nhạc phía Nam Việt Nam (lối dùng theo bộ chiếm ưu thế).
Giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người: thậm chí cả đặc trưng văn hóa của những nhóm địa phương trong cùng một tộc thể hiện qua cách dùng, cách ứng xử với cồng chiêng, tên gọi, đặc trưng âm nhạc.
Giá trị phản ánh đa chiều có thể tìm thấy trong văn hóa cồng chiêng rất nhiều khía cạnh liên quan tới cộng đồng sử dụng chúng trên một số khía cạnh: vũ trụ quan; chế độ xã hội; đặc điểm của trình độ phát triển xã hội; mối quan hệ xã hội; quan điểm thẩm mỹ; phong tục tập quán; quan niệm tâm linh, tín ngưỡng; khă năng thẩm âm; tri thức âm nhạc; Trình độ phát triển âm nhạc; trình độ chế tác hợp kim đồng; mối quan hệ giao lưu và ảnh hưởng văn hóa âm nhạc giữa các tộc người.
Giá trị nghệ thuật, biểu hiện ở khả năng đảm nhiệm mọi chức năng âm nhạc (dùng để đệm cho múa, để hòa tấu); khả năng thực hiện các thể nhạc khác nhau theo kiểu tư duy đơn điệu, chủ điệu, các dạng phức điệu và dạng pha trộn; nghệ thuật diễn tấu bào gồm: các kỹ thuật tạo âm; nghệ thuật phối hợp tập thể; khả năng thể hiện những hình tượng và đặc tính âm nhạc đa dạng; những nguyên tắc cấu trúc đã định hình chặt chẽ; là một dạng nguyên mẫu âm nhạc.
Giá trị sử dụng đa dạng: có thể dùng cồng chiêng vào nhiều mục đích với các chức năng như công cụ hỗ trợ săn bắn; phương tiện thông tin, truyền lệnh; phương tiện giao cảm với thế giới siêu nhiên; phương tiện tạo sự cộng cảm và cố kết cộng đồng; đồ chơi trẻ em; nhạc khí. Riêng với tư cách là một
nhạc khí công chiêng là nhạc khí duy nhất gắn bó với con người từ thuở ấu thơ cho tới khi vĩnh viễn chia tay với thân tộc để chuyển hẳn sang thế giới “bên kia” và có mặt trong tất cả những sự kiện trọng đại của một đời người cũng như của cộng đồng.
Di sản văn hóa cồng chiêng nói chung, cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng còn có các giá trị vật chất (là loại nhạc khí quý có giá trị cao tính bằng vật chất); giá trị biểu thị sự giàu sang và uy quyền; giá trị tinh thần là của gia bảo là nhạc cụ thiêng; giá trị cố kết cộng đồng có tính tập thể và khả năng tập hợp và sức hút mạnh đối với các thành viên cộng đồng trong những sinh hoạt và hoạt động tập thể, có tác dụng rèn luyện ý thức tổ chức, kỉ luật và năng lực phối hợp tập thể cao chặt chẽ và chính xác; giá trị lịch sử là bằng chứng của một truyền thống có lịch sử lâu đời.
Đặc biệt sự đa dạng của di sản văn hóa cồng chiêng Tây nguyên còn tiềm ẩn những điểm tựa cho việc lần tìm nguồn gốc của loại nhạc khí này cũng như sự phân chia những vùng văn hóa cồng chiêng có đặc trưng khác nhau. Ngoài ra còn có thể những giá trị khác mà chúng ta chưa phát hiện của loại nhạc khí đặc biệt này. Những điều trên cho thấy không phải ngẫu nhiên mà trong tất cả các nhạc khí ở Việt Nam, chỉ riêng cồng chiêng mới tạo nên một loại hình văn hóa riêng được gọi là di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Tiểu kết chương 1
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước. Thực chất của công tác quản lý văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là quá trình tác động, điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước thông qua pháp luật trên tất cả các hoạt động trong đời sống xã hội nhằm phát triển, đáp ứng nhu cầu văn hóa nói chung của nhân dân.
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi của vùng Tây Nguyên. Tỉnh có địa hình hành chính ổn định, là trung tâm của tam giác phát triển 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia với nhiều dân tộc anh em sinh sống, đây là điều kiện thuận lợi những cũng là một khó khăn và thử thách đối với tỉnh nhà.
Quản lý nhà nước về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Trong xu thế hội nhập sâu toàn cầu, sự xâm nhập của văn hóa độc hại, sự lai căng, lối sống thực dụng và những tiêu cực khác của nền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng, làm băng hoại những giá trị văn hóa truyền thống trong đó có di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp trong mọi mặt của đời sống xã hội, cần phải có sự tăng cường công tác quản lý về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của cả hệ thống chính trị trong việc vận hành thể chế cũng như các thiết chế văn hóa nhằm nâng cao hiệu lực, chất lượng quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Kết quả nghiên cứu về phương diện lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở chương 1 là cơ sở để luận văn phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng của công tác quản lý di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của tỉnh trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2