quả. Yêu cầu đặt ra là phải đạt tới mục tiêu quốc gia mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
1.2.6. Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về di sản vănhóa cồng chiêng Tây Nguyên hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Phương châm chỉ đạo đối với thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là phòng ngừa, ngăn chặn hơn là việc để sự việc xảy ra rồi mới xử lý.
Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cần quan tâm theo 4 hướng:
- Hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp qui (luật, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị…), đây là điều kiện cần thiết để tiến hành tốt việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động về di sản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội như: Hải quan; Công an; Thương mại; Du lịch; Lao động,
Thương binh và Xã hội; các hội và hiệp hội liên quan đến di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong thanh tra, kiểm tra.
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra của ngành từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm 3 nội dung: số lượng, chất lượng và trang bị kỹ thuật cho công tác kiểm tra vì hiện tại đội ngũ này còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và trang bị kỹ thuật lạc hậu.
- Tổ chức và sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan cung ứng dịch vụ, xác định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, gắn kết các hoạt động để tạo sự phát triển văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra.
Quản lý nhà nước về hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi