về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh
Công tác quản lý các hoạt động biểu diễn, trình diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên góp phần bảo tồn các yếu tố gốc, bài bản, tránh làm cho văn hóa cồng chiêng bị biến dạng, phản cảm. Do vậy phải có hội đồng nghệ thuật, phải có quy chế cụ thể và công tác quản lý nhà nước phải được tăng cường để các tập thể và cá nhân quản lý, sử dụng có trách nhiệm hơn đối với di sản.
Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan từ tỉnh đến xã phường về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cần sớm có quy định rõ ràng về đối tượng nào, không gian nào, các bài chiêng nào đáp ứng tiêu chí thì mới được biểu diễn (phải có thẻ hành nghề mới được biểu diễn), tránh tình trạng lộn xộn như hiện nay.
Song song với đó, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cũng cần sớm ban hành các chế tài cụ thể xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm trong biểu diễn, như vậy mới mong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cồng chiêng Tây Nguyên đi đúng hướng và không làm cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ngày càng bị thương mại hóa.
Ngành văn hóa cần thường xuyên phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương với các cơ quan chức năng triển khai các nghị định 87/CP, 88/CP và chỉ thị 814 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội, sản phẩm văn hóa có nội dung không lành mạnh làm ảnh hưởng đến nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ngành văn hóa cần thường xuyên phối hợp với các ngành: công an, hải quan, quản lý thị trường, các trạm kiểm lâm… có biện pháp ngăn chặn việc mua bán cồng chiêng và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm
hoạt động này ở các buôn làng. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ và xử lý những trường hợp vi phạm và âm mưu phá hoại nền văn hóa truyền thống của các thế lực thù địch.