chất để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Trong hoàn cảnh không gian diễn xướng truyền thống đang bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, chưa có nguồn lực đủ mạnh để thúc đẩy giáo dục việc bảo vệ môi trường, không gian, cảnh quan tự nhiên và những địa điểm gắn với ký ức cần thiết cho việc thể hiện di dản văn hóa phi vật thể nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Những năm gần đây, do sự thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội, nên hiện tượng mai một, thất truyền, đứt gãy ít nhiều trong di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã xảy ra, nhưng chưa có nguồn lực đủ mạnh để tiến hành các giải pháp sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk.
Việc phát triển du lịch, tăng thêm tính lan tỏa của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để từng bước đưa văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, tuy nhiên, hiện nay, tỉnh Đắk Lắk còn chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư.
Công tác đầu tư nghiên cứu về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như kiểm kê, sưu tầm, nghiên cứu các bài chiêng, cách thức trình diễn, thang âm, ngữ điệu, các nghệ nhân, cộng đồng các buôn, làng cồng chiêng Tây Nguyên còn nhiều hạn chế.
Chưa có đầu tư thành lập Trung tâm nghiên cứu di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hoặc có bộ phận nghiên cứu này trong phòng Quản lý di sản thuộc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch của tỉnh nên việc tiếp thu sự phối hợp, giúp đỡ chuyên môn của Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Cục Di sản văn hóa còn chưa hiệu quả.