lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh
Công tác tổng kết, đánh giá về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cần được thực hiện ở các cấp, các cơ quan, các ban ngành liên quan.
Công tác tổng kết, đánh giá hàng năm về các hoạt động quản lý nhà nước bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cần được thực hiện với những nội dung cụ thể.
Ngoài việc đánh giá những kết quả đã đạt được trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên theo nhiệm vụ được phân công và trên địa bàn được phân công, cần phải so sánh với mục tiêu phương hướng đã đề ra hoặc đã được giao trước đó.
Việc đánh giá cần bám sát nội dung đề án “Bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 – 2020” đã phân công, nêu cụ thể những việc làm được, chưa làm được, lý do chủ quan, lý do khách quan, những khó khăn thách thức. Cần thiết nêu rõ trách nhiệm cụ thể đối với những cấp và ngành cụ thể.
Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để đề ra phương hướng kế hoạch, xác định vai trò chủ đạo trong hoạch định chính sách, chủ trương, đường lối, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tiếp theo nhằm đạt được những mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk theo đề án đã đề ra.
Đồng thời làm công tác thi đua nhằm khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của tỉnh.
Cùng với đó là việc kỷ luật đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm liên quan đến các hoạt động quản lý bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Việc xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm dựa theo những quy định trong Điều 15 của Nghị định số 178/2010NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa.