vụ cho viên chức chuyên môn về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh
Cần xác định cán bộ dân tộc thiểu số chính là người cần phát huy khả năng làm việc, ngôn ngữ, vốn văn hóa truyền thống để giúp đồng bào ý thức bảo vệ, phát huy về các giá trị di sản văn hóa truyền thống.
Cần củng cố, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao phục vụ công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể với sự hỗ trợ của các cơ quan, các nhà khoa học trong nước và thế giới (kể cả đi tham quan học tập ở nước ngoài). Cần khẳng định rằng, những người làm công tác quản lý nói riêng ở cấp cơ sở, nếu không hiểu biết về di dản văn hóa phi vật thể di sản cồng chiêng Tây Nguyên cũng như những giá trị, đặc trưng và các hình thức sinh hoạt của nó, sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý, định hướng và duy trì sự phát triển của di sản cồng chiêng. Do đó, họ cần thường xuyên được trang bị những kiến thức cơ bản về quản lý di sản, trong đó có nội dung nghiệp vụ quản lý. Sở VHTTDL cần tổ chức nghiên cứu toàn bộ nội dung bảo tồn di sản cồng chiêng Tây Nguyên. Tham gia tập huấn là các cán bộ quản lý và những người làm công tác văn hóa có chuyên môn về âm nhạc, văn hóa.
Quá trình tổ chức tập huấn có thể diễn ra theo nhiều đợt, mỗi đợt sẽ quy định đối tượng và mức độ chuyên sâu khác nhau. Đợt một, tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp huyện, tức là người làm văn hóa ở các phòng, trung tâm văn hóa. Đợt hai, tổ chức cho cán bộ ở các ban văn hóa xã. Mỗi đợt như thế có thể kéo dài từ 20 ngày cho tới 2 tháng.
Mở lớp dạy đánh cồng chiêng cho con em đồng bào các dân tộc trong tỉnh, nhằm chuyển giao kỹ năng sử dụng chiêng từ thế hệ cha anh cho thế hệ trẻ.
Phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, học viên Âm nhạc Quốc gia Việt Nam để nghiên cứu, giúp đỡ cộng đồng tổ chức tự quản lý, thực hiện các chương trình truyền dạy, phục hồi kỹ thuật biểu diễn cồng chiêng theo lối truyền thống, các giải pháp để văn hóa cồng chiêng thích ứng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông trong đời sống đương đại.
Trong công tác quản lý cần quán triệt chủ thể của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Tây Nguyên phải là nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, đó là sự nghiệp của người Tây Nguyên và vì người Tây nguyên.