hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Chính sách của nhà nước được ban hành nhằm điều chỉnh nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau, trong đó văn hóa xã hội luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, nhà nước đã chú trọng quan tâm nhiều hơn đến công tác bảo tồn và phát triển hệ thống di sản văn hóa tại Việt Nam. Để thực hiện điều này, Việt Nam đã có những chính sách nhằm xây dựng phương hướng, mục tiêu cũng như những cách thức để thực hiện hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng.
Chính sách về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể là sự thể chế các quan điểm và phương hướng phát triển văn hóa, nhằm tác động lên các nhóm cộng đồng văn hóa, cộng đồng chính trị và cộng đồng dân cư để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Khách thể của chính sách
Cộng đồng văn hóa: Các nghệ sỹ, nghệ nhân, cộng đồng người dân địa phương, du khách, nhà nghiên cứu, doang nghiệp, các tổ chức xã hội, nhà giáo dục, nhà hoạt động văn hóa, nhà sáng tác nghệ thuật, người làm phim, người xuất bản, cộng đồng văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nói chung và di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng, bởi vì:
Cộng đồng người dân địa phương là chủ thể quan trọng nhất trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa cồng chiêng. Di sản văn hóa phi vật thể nếu được đưa về với cộng đồng càng nhiều, càng lâu thì giá trị và sức ảnh hưởng của di sản càng lớn. Yếu tố cộng đồng, ý thức của cộng đồng dân cư tại địa phương mới chính là bảo tồn và phát huy di sản, ảnh hưởng trực tiếp đến di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa cồng chiêng. Khi di sản văn hóa phi vật thể đã sống trong cộng đồng, nghĩa là được cộng đồng đón nhận thì tự khắc giá trị của di sản đó sẽ được bảo tồn.
Các bên liên quan khác như du khách, các nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nhà giáo dục, nhà hoạt động văn hóa, nhà sáng tác nghệ thuật, người làm phim, người xuất bản… cũng có vai trò rất quan trọng và mật thiết với cộng đồng người dân địa phương trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, những thành phần này chính là nhân tố để nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng và quảng bá để tăng thêm tính lan tỏa của di sản văn hóa phi vật thể. Vì vậy cần phải hỗ trợ, khuyến khích các nỗ lực của cộng đồng văn hóa trong việc bảo tồn và phát huy di sản.
Cộng đồng công chúng: gồm công chúng tập thể, công chúng hiện thực và công chúng tiềm năng.
Cộng đồng chính trị: gồm các cơ quan Đảng, cơ quan chính quyền và các đoàn thể ở Trung ương và địa phương.
Đối tượng của chính sách
Là các vấn đề nảy sinh trong hoạt động văn hóa về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể cần được hỗ trợ. Thực hiện mục tiêu đường lối chính sách của Đảng, chủ trương luật pháp của Nhà nước về phát triển văn hóa và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể,
Hầu hết các chính sách về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể - di sản văn hóa cồng chiêng của Nhà nước đều thể hiện dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan luật pháp và Nhà nước (các nghị định, thông tư, Quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; quy định, thông tư của Bộ trưởng Bộ VHTT & DL).
Phân loại chính sách về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Theo đối tượng tác động (3 cộng đồng).
Theo phạm vi tác động (chung cho xã hội, riêng cho từng nhóm đối tượng hoặc theo lĩnh vực tác động như: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn…).
Theo thời gian: dài hạn và ngắn hạn.
Theo nguồn kinh phí: Nhà nước cấp, vay từ các tổ chức tín dụng, huy động cộng đồng và tài trợ quốc tế.