chiêng Tây Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Kết quả quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng TâyNguyên ở tỉnh Đắk Lắk Nguyên ở tỉnh Đắk Lắk
Trong những năm qua cùng với việc chú trọng chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây nguyên trong tỉnh luôn được Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk quan tâm đặc biệt.
Quán triệt và nhận thức sâu sắc các quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005-2010) đã đề ra mục tiêu: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Phát triển văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Việc thực hiện những chủ trương, chính sách, chương trình, giải pháp về công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh và đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Sau khi di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”, công tác bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm hơn.
Tỉnh đã triển khai nhiều văn bản, chương trình, kế hoạch trong đó, Tỉnh đã xây dựng đề án: “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk (giai đoạn 2007 – 2010)” và đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2012 - 2015” [43].
Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ - HĐND, ngày 13/7/2007 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2007 - 2010”; từ năm 2007 đến năm 2010 UBND tỉnh chỉ
đạo giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Sở, ngành, địa phương của tỉnh triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả khả quan.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia: Tổ chức kiểm kê văn hóa phi vật thể tại huyện Krông Búk, đã thống kê được 7 loại hình văn hóa phi vật thể đề nghị sưu tầm bảo tồn, phát huy (Ngữ văn dân gian, tập quán xã hội, nghi lễ, y dược cổ truyền, nghệ thuật trình diễn dân gian, đan lát và dệt thổ cẩm).
Tổ chức kiểm kê, lập hồ sơ khoa học sử thi Ê đê. Kết quả kiểm kê là cơ sở để tỉnh Đắk Lắk tổng hợp đánh giá về hiện trạng, sức sống của di sản sử thi trong cộng đồng; từ đó đề xuất những khả năng, giải pháp bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sử thi. Ngày 19/12/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Sử thi Êđê vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Liên hoan các Đội chiêng trẻ và sử dụng nhạc cụ tre, nứa toàn tỉnh tại 2 cụm huyện Krông Păc và Buôn Đôn. Đây là sân chơi bổ ích cho các đội chiêng trẻ và các đội văn nghệ được biểu diễn, thể hiện tài năng của mình để nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời thu hút hàng ngàn đồng bào các dân tộc trong tỉnh đến xem và cổ vũ. Qua đó, nhằm động viên, khích lệ, nhân rộng, thu hút và tập hợp thanh niên tham gia đội chiêng trẻ ngày càng lớn mạnh. Đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa giữa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ngoài các hoạt động trên, các đoàn nghệ nhân của tỉnh Đắk Lắk còn tham gia rất nhiều các đợt giao lưu văn hóa khác do các tỉnh, các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, như: Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Làng Việt tại Đắk Lắk; tham gia giao lưu văn nghệ dân gian giữa các dân tộc tại tỉnh Phú Thọ nhân Giỗ Tổ
Hùng Vương (10/3), năm 2013; đều đặn hàng năm, tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội; Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt vào tháng 12/2013; Ngày hội buôn làng, chủ đề “Âm vang đại ngàn” với sự tham gia của 5 tỉnh Tây Nguyên; tham gia Liên hoan Diễn xướng dân gian văn hóa dân tộc và trình diễn trang phục dân tộc hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2014, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; hoạt động nhân sự kiện Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU - 132 tổ chức tại Việt Nam (2015);
Hầu hết các cuộc giao lưu văn hóa các dân tộc thiểu số nhằm tôn vinh và khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa các dân tộc trong tỉnh, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với Ban tổ chức, nhân dân các tỉnh bạn và du khách quốc tế. Đây cũng là dịp để đồng bào các dân tộc bản địa trong tỉnh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, phát huy vốn văn hóa truyền thống.
Tháng 02/2016, Đoàn nghệ nhân Đắk Lắk gồm 11 người, đại diện cho Việt Nam tham gia Chương trình giao lưu nghệ thuật thế giới tại thành phố Canning, Úc. Điều này chứng tỏ rằng, nhịp chiêng đã vang xa hơn, vượt ra khỏi không gian của buôn làng Tây Nguyên để mang đến cho bạn bè nhiều quốc gia trên thế giới những ấn tượng tốt đẹp bởi âm thanh hết sức độc đáo của cồng chiêng Tây Nguyên. Việc giao lưu văn hóa cồng chiêng không chỉ là biểu tượng của tình đoàn kết các dân tộc, thể hiện tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa mà còn đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn hòa bình khu vực và thế giới. Thông qua các cuộc liên hoan, giao lưu đã góp phần tôn vinh văn hóa cồng chiêng, tôn vinh các nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng; nâng cao lòng tự hào dân tộc, giáo dục ý thức gìn giữ các giá trị văn hóa cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh; tạo sân chơi bổ ích cho dồng bào, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của mọi
tầng lớp nhân dân; góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, chống lại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Qua việc triển khai thực hiện Nghị quyết 63/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 về “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2012 - 2015” [44]đã đem lại những hiệu quả thiết thực về việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc bản địa Đắk Lắk trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm cho mọi thành viên trong cộng đồng và toàn xã hội về việc gìn giữ có hiệu quả không gian văn hóa cồng chiêng Đắk Lắk – Tây Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chuẩn bị tốt cho Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017. Lễ hội diễn ra từ ngày 08/3 – 13/3/2017 tại Thành phố Buôn Ma Thuột với chủ đề “Hội tụ tinh hoa – Phát huy bản sắc – Liên kết phát triển”. Mục tiêu của việc tổ chức Lễ hội lần này nhằm nhằm nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng về việc bảo tồn, giới thiệu, phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Đặc biệt là giá trị của không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.