Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý về bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 52 - 55)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý về bảo hiểm xã hội

Chính sách BHXH có lịch sử phát triển hơn 100 năm nay. Bắt đầu hình thành ở Đức dƣới thời Thủ tƣớng Bismarck (1883-1889). Đạo luật về chế độ bảo hiểm ốm đau đối với ngƣời lao động đƣợc ban hành năm 1883. Trong quá trình phát triển của mình BHXH đã dần thâm nhập vào đời sống ngƣời lao động ở hầu hết các nƣớc trên thế giới nhƣ: ở Mỹ la tinh, Hoa kỳ, Canađa (thập kỷ 1920,1930); châu Phi, châu Á và các nƣớc vùng biển caribe (sau chiến tranh thế giới lần thứ 2).

Qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của BHXH trên thế giới cho thấy: mỗi chế độ chính trị khác nhau tƣơng ứng với một hệ thống BHXH và mỗi mô hình kinh tế khác nhau cũng hình thành một hệ thống BHXH khác nhau. Mỗi hệ thống BHXH lại có một mô hình quản lý nhà nƣớc khác nhau.

a) Cộng hoà liên bang Đức: là một quốc gia có hệ thống BHXH ra đời sớm nhất và tiên tiến nhất trên thế giới. Năm 1883 Chính phủ Đức mới ban hành đạo luật về chế độ bảo hiểm ốm đau. Năm 1884 Chính phủ Đức phát triển thêm dạng trợ cấp rủi ro nghề nghiệp mà bây giờ gọi là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Năm 1889 phát triển thêm dạng trợ cấp tuổi già và trợ cấp tàn tật. Pháp luật BHXH Đức quy định bắt buộc tham gia đối với ngƣời lao động; ba

bên đều có trách nhiệm quản lý quỹ BHXH là ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và nhà nƣớc. Quản lý nhà nƣớc và công tác quản lý quỹ đƣợc tách bạch, công khai. Hệ thống BHXH đƣợc thực hiện ở tất cả các bang và hoạt động rất hiệu quả. Nhà nƣớc chỉ thực hiện chức năng quản lý chung, còn quản lý quỹ, tổ chức chi trả chủ yếu theo hình thức tự quản và độc lập. Chức năng quản lý nhà nƣớc đƣợc giao cho Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội thực hiện với các công việc quản lý chung về mặt ban hành chính sách, chế độ BHXH; kiểm tra, thanh tra kết quả thực hiện của các tổ chức thực hiện của nhà nƣớc cũng nhƣ các tổ chức tƣ nhân. Các tổ chức thực hiện quản lý, chi trả bao gồm: tổ chức y tế, tổ chức quản lý quỹ hƣu trí của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động (gọi tắt là quỹ hƣu trí). [51]

b) Thái Lan: Cơ quan An sinh xã hội Thái Lan là cơ quan thuộc chính phủ trực thuộc Bộ Lao động Thái Lan có trách nhiệm cung cấp 07 chế độ bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động, bao gồm: Ốm đau, Thai sản, Mất khả năng lao động, Tử tuất, chăm sóc con nhỏ, Hƣu trí, Thất nghiệp. Chịu trách nhiệm quản lý Quỹ ASXH là Ủy ban ASXH, Ủy ban Y tế, Ủy ban Khiếu nại. Đối tƣợng đóng Quỹ ASXH đƣợc chia thành 03 nhóm: nhóm bắt buộc, nhóm tự nguyện và nhóm lao động phi chính thức. Cơ quan BHXH cấp trung ƣơng có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động với Ủy ban Y tế (để xác định mức độ suy giảm sức khoẻ, mức độ rủi ro, bệnh nghề nghiệp) và Ủy ban Khiếu nại - Khiếu tố (để nhận và xử lý thông tin về những hành vi gian lận trong BHXH). Hoạt động BHXH chịu sự giám sát kiểm tra chặt chẽ bởi Tổng thanh tra (chịu trách nhiệm thanh tra phát hiện sai phạm trong khu vực công) và cơ quan Kiểm tra nội bộ (kiểm tra hoạt động BHXH trong nội bộ ngành). Tổ chức bộ máy BHXH của Thái Lan mang tính chuyên môn hoá cao. Văn phòng BHXH cấp trung ƣơng đƣợc chia nhỏ thành các bộ phận nhƣ phòng thƣ ký, phòng xử lý dữ liệu, phòng thu, phòng phúc lợi,... [7]

c) Malaysia: Do hai cơ quan đảm nhiệm, Tổng cục BHXH thuộc Bộ Nhân lực và quỹ dự phòng cho ngƣời lao động. Với BHXH thuộc Bộ Nhân lực, cơ

cấu tổ chức bao gồm Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc, Thƣ ký Hội đồng, hệ thống thanh tra và kiểm toán nội bộ, các vụ chức năng (Vụ Pháp chế, Vụ Bảo hiểm, Vụ Quản lý, Vụ Hợp tác và phát triển, vụ Tài chính và Đầu tƣ và 41 đơn vị cơ sở tại địa phƣơng). Cơ cấu tổ chức của BHXH thuộc Bộ nhân lực đƣợc quản lý, Hội đồng quản lý đƣợc thành lập gồm:

+ Chủ tịch Hội đồng (do Bộ trƣởng Bộ Nhân lực bổ nhiệm);

+ Tổng Giám đốc của cơ quan BHXH (Bộ trƣởng Bộ Nhân lực bổ nhiệm); + Đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Nhân lực và Bộ Y tế;

* Không quá 4 ngƣời do Bộ trƣởng Bộ Nhân lực chỉ định đại diện cho giới

chủ sử dụng lao động;

* Không quá 4 ngƣời do Bộ trƣởng Bộ Nhân lực chỉ định đại diện cho ngƣời lao động;

+ Ba ngƣời có chuyên môn sâu về BHXH.

Cán bộ ở các vụ, ban khác đƣợc tuyển dụng và sử dụng nhƣ những công chức bình thƣờng ở các nƣớc khác.

d)Hàn quốc: Có tổ chức bộ máy BHXH mang những nét đặc thù do trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn, mức độ phát triển của các quan hệ thị trƣờng cao hơn. Trách nhiệm BHXH của Hàn quốc đƣợc phân định cho nhiều cơ quan nhằm tăng mức độ chuyên môn hóa trong hoạt động BHXH và tạo sự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau. Các cơ quan chịu trách nhiệm về hoạt động BHXH ở Hàn Quốc là:

- Bộ Lao động và Xã hội, Bộ Y tế và các vấn đề xã hội.

- Hội đồng Hƣu trí Quốc gia; Liên đoàn quốc gia về Bảo hiểm y tế; các tổ

chức bảo hiểm y tế (gồm 419 tổ chức); Công ty BHXH quốc gia.

Tuy là một “con rồng” của châu Á, nhƣng BHXH của Hàn quốc chƣa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế. Hệ thống này còn nhiều bất cập nhƣ loại trừ các doanh nghiệp nhỏ ra khỏi hệ thống BHXH; quỹ bảo hiểm y tế tách riêng khỏi quỹ BHXH; phân tán trách nhiệm BHXH cho quá nhiều cơ quan, từ đó gây ra sự phức tạp và chồng chéo trong quản lý BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)