Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Bảo hiểm xã hội là một chính sách kinh tế - xã hội quan trọng của Nhà nƣớc ta. Do đó, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam, Nhà nƣớc luôn có vai trò đặc biệt và là nhân tố có ảnh hƣởng rất lớn tới định hƣớng phát triển của ngành. Cho đến nay, hoạt động BHXH ở nƣớc ta không ngừng phát triển cả về nội dung và hình thức tổ chức thực hiện, theo hƣớng mở rộng quyền lợi cho ngƣời lao động và xã hội hóa. Tuy nhiên, không phải vì thế vai trò của Nhà nƣớc bị giảm đi. Thông qua các chức năng lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, Nhà nƣớc xây dựng các chính sách, pháp luật về BHXH đồng thời thực hiện việc định hƣớng, quản lý và điều hành các hoạt động BHXH theo khuôn khổ pháp luật.

Trƣớc 1995, chức năng quản lý Nhà nƣớc không tách biệt với chức năng quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH. Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội vừa là cơ quan xây dựng ban hành chính sách BHXH vừa là ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết cho ngƣời lao động. Tình trạng quản lý “vừa đá bóng, vừa thổi còi” nhƣ vậy đã dẫn đến các vi phạm nghiêm trọng chính sách BHXH, gây thất thoát cho NSNN, vi phạm quyền lợi ngƣời lao động.

Phù hợp với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nƣớc, chính sách và cơ chế BHXH ở nƣớc ta cũng đƣợc đổi mới cơ bản. Một mặt, chính sách BHXH đƣợc tách bạch rõ ràng với các chính sách khác, không để lẫn lộn nhƣ trƣớc đây. Mặt khác, hoạt động quản lý BHXH ở nƣớc ta đã đƣợc xác lập lại. Cùng với việc thành lập một cơ quan chuyên trách về quản lý hoạt động sự nghiệp là BHXH Việt Nam (1995) thì chức năng quản lý Nhà nƣớc đã đƣợc phân biệt rõ ràng với quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH. Việc làm rõ chức năng nhƣ vậy đã chấm dứt tình trạng lỏng lẻo, trùng lặp, gây nên những thiếu sót, sai phạm trong quá trình thực hiện.

Các cấp chính quyền xác định rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội. Tăng cƣờng lãnh đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội để cán

bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời dân khi tham gia bảo hiểm xã hội. Phát hiện và biểu dƣơng kịp thời các địa phƣơng, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm vi phạm.

Từ thực tiễn về công tác quản lý đối với hoạt động BHXH trong thời gian qua, đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, Chính sách xã hội phải đƣợc đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ.

Hai là, chính sách xã hội phải đƣợc thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; ƣu tiên thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời có công; bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời ngƣời có hoàn cảnh khó khăn.

Ba là, tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và truyền thống tốt đẹp, tƣơng thân, tƣơng ái của dân tộc ta. Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, đồng thời huy động sự tham gia mạnh mẽ của toàn xã hội; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Bốn là, xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển phù hợp, có chƣơng trình hành động cụ thể, khả thi và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội. [32]

Tiểu kết chƣơng 1

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Quản lý Nhà nƣớc về BHXH là hoạt động Quản lý Nhà nƣớc nhằm mục đích điều chỉnh hành vi hoạt động của con ngƣời trong lĩnh vực BHXH. Một cách cụ thể hơn, quản lý nhà nƣớc về BHXH là quá trình tác động và điều hành của Nhà nƣớc vào hoạt động BHXH sao cho hoạt động này diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời làm cho BHXH phát huy đƣợc tác dụng và phục vụ mục đích mà Nhà nƣớc đã đề ra.

hội của Nhà nƣớc. Trƣớc hết, Nhà nƣớc có tƣ cách là chủ thể điều hoà mối quan hệ lợi ích đối lập giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Sự hình thành và phát triển của BHXH trên khắp thế giới luôn gắn liền với mối quan hệ lao động vốn có mâu thuẫn đối kháng nhau và đòi hỏi có sự can thiệp của Nhà nƣớc. Với tƣ cách là trọng tài trong mối quan hệ này, sự can thiệp của Nhà nƣớc đầu tiên thể hiện qua việc xây dựng và ban hành các chính sách về BHXH gắn kết quyền lợi và nghĩa vụ của cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Quá trình xây dựng, điều hành và giám sát hoạt động của hệ thống BHXH của Nhà nƣớc còn hƣớng đến việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội và giải quyết các mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa các bên.

Bên cạnh đó, quỹ BHXH, BHYT là một quỹ tài chính rất lớn nhằm đảm bảo quyền lợi đƣợc chi trả của ngƣời lao động. Quỹ BHXH, BHYT là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia có ảnh hƣởng qua lại với các bộ phận khác trong hệ thống và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền tài chính quốc gia. Để bảo toàn và tăng trƣởng quỹ, từ đó đảm bảo cho việc sử dụng quỹ có hiệu quả cao nhất và hoàn thành đúng vai trò chức năng của quỹ trong hệ thống tài chính quốc gia, cần thiết phải có sự giám sát quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động của Quỹ BHXH. Không những vậy, Nhà nƣớc còn có thể bảo hộ cho sự tồn tại và hoạt động của quỹ tài chính BHXH. Đặc biệt, trong thời kỳ có suy thoái kinh tế hoặc khi tài chính BHXH có khủng hoảng thì Nhà nƣớc là ngƣời đầu tiên có trách nhiệm định hƣớng và chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo toàn giá trị cho quỹ BHXH.

Tóm lại, Nhà nƣớc quản lý BHXH để bảo đảm cho hoạt động BHXH thực sự có lợi ích cho toàn xã hội ở mức cao nhất. Đồng thời, đảm bảo cho hoạt động BHXH đi đúng hƣớng và nhất quán theo chính sách xã hội, phục vụ cho sự nghiệp phát triển và an sinh xã hội của quốc gia.

Tuy nhiên, trong những năm qua công tác quản lý của nhà nƣớc đối với bảo hiểm xã hội còn một số hạn chế, yếu kém. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp, mới đạt khoảng 22,05% lực lƣợng lao động. Quản lý nhà nƣớc về bảo

hiểm xã hội chƣa đáp ứng yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội còn có thiếu sót. Tình trạng doanh nghiệp nợ và trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn nhiều. Quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội chƣa chặt chẽ, có trƣờng hợp cho vay chƣa đúng đối tƣợng. Quỹ bảo hiểm xã hội, nhất là Quỹ hƣu trí, tử tuất và quỹ khám chữa bệnh BHYT có nguy cơ mất cân đối trong tƣơng lai gần; tình trạng ngƣời lao động lạm dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp xảy ra khá phố biến.

Vì vậy, để đánh giá một cách khách quan, có cơ sở khoa học về quản lý nhà nƣớc đối với BHXH cần phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể của địa phƣơng, từng vùng, từng miền để từ đó làm rõ đƣợc các yêu cầu về quản lý nhà nƣớc đối với công tác này, đồng thời chỉ ra đƣợc các mặt còn tồn tại đang hiện hữu và đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)