7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
Nhà nƣớc ban hành các đạo luật về BHXH. Đạo luật là chế định cơ bản lâu dài, có tính ổn định. Đạo luật về BHXH đƣợc xem là những nguyên tắc, nội dung cơ bản về chế độ, chính sách BHXH; về hình thành, sử dụng quỹ BHXH; về tổ chức thực hiện BHXH và QLNN về lĩnh vực này. Các đạo luật về BHXH đƣợc ban hành dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp quốc gia. Việc xây dựng và ban hành đạo luật BHXH phải do Quốc hội thông qua. Trong quá trình vận động và phát triển, pháp luật về BHXH cũng sẽ có những phát sinh chƣa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đời sống XH. Vì vậy, với chức năng lập pháp của mình, Nhà nƣớc luôn phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung các nội dung, các điều khoản của Luật BHXH cho phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững XH.
1.2.2.2. Chức năng hành pháp
Thông qua chức năng hành pháp, Nhà nƣớc xây dựng các chính sách, chế độ và các văn bản pháp quy nhằm cụ thể hóa các quy định của đạo luật BHXH. Ngoài ra, trên cơ sở Luật BHXH, Nhà nƣớc xây dựng chiến lƣợc, các chƣơng trình, dự án để phát triển BHXH trong từng giai đoạn. Nhà nƣớc thông qua bộ máy và công cụ của mình vừa tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về BHXH vừa khuyến khích phát triển các dịch vụ BHXH, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của BHXH.
1.2.2.3. Chức năng tư pháp
Nhà nƣớc thực hiện sự bảo trợ tƣ pháp, tạo ra sự công bằng, bình đẳng trong quá trình thực hiện BHXH, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cũng nhƣ nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH. Thông qua chức năng tƣ pháp, Nhà nƣớc kiểm tra, giám sát các hoạt động BHXH theo đúng pháp luật của Nhà nƣớc; giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm pháp luật BHXH của các bên có liên quan.
1.2.3 Đặc điểm của quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
Dƣới góc nhìn của mối quan hệ “cung cấp dịch vụ - sử dụng dịch vụ”,
bị “cứng nhắc” theo quan điểm áp đặt một chiều của nền hành chính quan liêu,
mệnh lệnh. Trong mối quan hệ “cung - cầu” này, điều mà chúng ta quan tâm,
chính là lợi ích của người sử dụng dịch vụ - khách hàng. Chính vì vậy, làm thế nào để tạo ra một sản phẩm dịch vụ tiện ích cung cấp cho khách hàng và quản lý dịch vụ đó theo các tiêu chuẩn “phục vụ”,“hướng tới sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng” là vấn đề cần đƣợc đặt ra trong công tác QLNN, đặc biệt trong quá trình hội nhập KT quốc tế, các thể chế pháp luật trong nƣớc cần phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế. Theo đó, có thể rút ra một số đặc điểm riêng của QLNN trong hoạt động BHXH nhƣ sau:
- Nhà nƣớc là chủ thể tổ chức và quản lý các hoạt động BHXH trong nền KT thị trƣờng. Xuất phát từ tính phức tạp, năng động và nhạy cảm của nền KT thị trƣờng đòi hỏi tính quyền lực nhà nƣớc để tổ chức và điều hành các hoạt động BHXH. Chủ thể ấy chính là Nhà nƣớc mà cụ thể hơn là các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức và cá nhân đƣợc Nhà nƣớc trao quyền. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Nhà nƣớc phải xây dựng, tổ chức và quản lý các hoạt động BHXH.
- Pháp luật là cơ sở và là công cụ quản lý hàng đầu, công cụ không thể thay thế do xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nền KT thị trƣờng để Nhà nƣớc tổ chức và quản lý các hoạt động BHXH nói riêng và hoạt động KT-XH nói chung.
- Sự quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH đòi hỏi có một bộ máy thực hiện các hoạt động BHXH mạnh, có hiệu lực và hiệu quả và một hệ thống pháp luật về BHXH đồng bộ, hoàn chỉnh.
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
BHXH là hoạt động chịu sự tác động, ảnh hƣởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Song khái quát lại thì hoạt động QLNN về BHXH chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố cơ bản sau:
1.2.4.1 Sự phát triển của nền kinh tế
của xã hội. Xã hội càng văn minh thì cuộc sống của con ngƣời càng đƣợc đảm bảo vững chắc. Trong bất cứ hoạt động nào, thì trình độ phát triển của xã hội cũng là một nhân tố quyết định tới việc chi phối các hoạt động của xã hội đó. Hoạt động BHXH cũng là một chính sách không nằm ngoài sự ảnh hƣởng đó. Xã hội càng phát triển, nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động thu, quản lý quỹ, chi trả các chế độ trợ cấp trở nên chuyên nghiệp hơn. vấn đề hình thành quỹ, công tác ban hành luật BHXH, công tác tuyên truyền nhận thức về BHXH và cuối cùng là công tác quản lý nhà nƣớc về BHXH cũng trở nên chuyên môn hoá hơn. Trình độ phát triển của nền kinh tế làm cho bánh xe hoạt động BHXH trở nên “trơn tru” hơn, hiệu quả hơn.
1.2.4.2 Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước
Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nƣớc phản ánh mức độ “trơn tru”, chuyên nghiệp hoá của toàn bộ hoạt động BHXH. Các chính sách càng rõ ràng, càng phù hợp với điều kiện thực tế khách quan bao nhiêu thì hoạt động QLNN về BHXH càng chuẩn xác bấy nhiêu. Thực tế đã minh chứng, quốc gia nào có hệ thống chính sách pháp luật càng rõ ràng, càng minh bạch thì các hoạt động trong nội tại của quốc gia đó càng chính xác. Các chính sách pháp luật của nhà nƣớc nó phản ánh sự ƣu tiên đối với một hoạt động cụ thể. Chính sách BHXH của nhà nƣớc ảnh hƣởng đến việc thực hiện quản lý, tổ chức hoạt động BHXH. Nó thể hiện sự quan tâm của nhà nƣớc đối với đời sống ngƣời lao động nói riêng và tới các phúc lợi của xã hội nói chung. Hệ thống chính sách pháp luật nhà nƣớc về BHXH càng rõ ràng, chi tiết thì việc thực hiện các hoạt động QLNN về BHXH càng thiết thực và BHXH mới thực sự trở về với đúng bản chất của nó “đảm bảo cuộc sống cho ngƣời lao động”.
1.2.4.3 Người sử dụng lao động
Ngƣời sử dụng lao động là một mắt xích quan trọng ảnh hƣởng tới hoạt động BHXH. Ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định của pháp luật, lập hồ sơ cho ngƣời lao động, trả trợ cấp BHXH cho ngƣời lao động, cung cấp tài liệu, thông tin về ngƣời lao động cho cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền... Nhƣ vậy, ngƣời sử dụng lao động là một cầu nối giữa ngƣời lao động và các cơ quan thực hiện chức năng BHXH.
Việc ngƣời sử dụng lao động thực hiện đúng trách nhiệm của mình sẽ làm cho hoạt động BHXH nhịp nhàng và liên tục.
1.2.4.4 Nhận thức của người lao động
Ngƣời lao động là chủ thể quan trọng của hoạt động BHXH. Việc có mặt của ngƣời lao động mới làm cho hoạt động BHXH trở thành một hoạt động trong xã hội. Nhận thức của ngƣời lao động có ảnh hƣởng tới việc thực hiện các văn bản luật về BHXH, việc thực thi các chính sách BHXH. Hoạt động BHXH là hoạt động điều chỉnh các hành vi của các đối tƣợng BHXH. Ngƣời lao động là đối tƣợng hàng đầu trong hoạt động đó. Việc nâng cao nhận thức của ngƣời lao động đối với hoạt động BHXH, một mặt giúp cho hoạt động BHXH đƣợc thực hiện một cách trôi chảy, mặt khác giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động.
1.2.5. Mô hình quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ởViệt Nam
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì QLNN về BHXH ở Việt Nam thực hiện theo mô hình sau:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hệ thống QLNN về BHXH
Trong sơ đồ trên cho thấy:
(1) Quốc hội là cơ quan ban hành các đạo luật về BHXH, BHYT và thực hiện hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật BHXH, BHYT. Chính phủ hàng năm báo cáo trƣớc Quốc hội về quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHYT. Đồng thời, định kỳ 3 năm, Kiểm toán nhà nƣớc thực hiện kiểm tra quỹ BHXH, BHYT và báo cáo kết quả với Quốc hội. Trong trƣờng hợp cần thiết, theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, quỹ BHXH đƣợc kiểm tra đột xuất. (Điều 16 Luật BHXH).
(2) Chính phủ thống nhất QLNN về BHXH, BHYT chỉ đạo xây dựng, ban
QUỐC HỘI (1)
Cơ quan ban hành Luật và giám sát việc thực hiện BHXH, BHYT
CHÍNH PHỦ (2)
Cơ quan thống nhất quản lý nhà nƣớc về BHXH, BHYT CƠ QUAN QLNN VỀ BHXH: BỘ LĐ-TB-XH VỀ BHYT: BỘ Y TẾ VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH: BỘ TÀI CHÍNH (3) CƠ QUAN QLNN VỀ BHXH TẠI ĐỊA PHƢƠNG (4) Tổ chức sự nghiệp BHXH tại Trung ƣơng (5) Tổ chức sự nghiệp BHXH tại địa phƣơng (6) Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp
hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về BHXH, BHYT (Khoản 1 Điều 8 Luật BHXH).
(3) Cơ quan chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ trực tiếp QLNN về BHXH là Bộ LĐTB&XH. Các nội dung QLNN về BHXH của Bộ LĐTB&XH bao gồm: Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội; Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội; Xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêu phát triển đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội; Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; Chỉ đạo, hƣớng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật BHXH; Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trƣờng hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của ngƣời lao động; Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội; Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội; Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội; Hằng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội. (Điều 10 Luật BHXH)
Cơ quan chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ trực tiếp QLNN về BHYT là Bộ Y tế. Các nội dung QLNN về BHYT của Bộ Y tế bao gồm: Xây dựng chính sách, pháp luật về BHYT, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên BHYT toàn dân; Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển BHYT; Ban hành danh mục thuốc, vật tƣ y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi đƣợc hƣởng của ngƣời tham gia BHYT và các quy định chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh BHYT; Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ BHYT; Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT; Chỉ đạo, hƣớng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ BHYT; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu
nại, tố cáo về BHYT; Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực BHYT; Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.
(Điều 6, Luật BHYT):
Cơ quan chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế là Bộ Tài chính. Các nội dung QLNN về BHXH của Bộ Tài chính bao gồm: Xây dựng và trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội; chi phí quản lý bảo hiểm xã hội; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội; Hằng năm, gửi báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội cho Bộ trƣởng Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội để tổng hợp và báo cáo Chính phủ. (Điều 11 Luật BHXH)
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện QLNN về BHXH, BHYT bao gồm: Phối hợp với Bộ LĐTB&XH và các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến BHXH, BHYT; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT thuộc thẩm quyền; thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi, quyền hạn QLNN về BHXH, BHYT của mình. (Khoản 3 Điều 8 Luật BHXH).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. (Khoản 4 Điều 8 Luật BHXH).
(4) QLNN về BHXH theo lãnh thổ trong phạm vi tỉnh, thành phố là các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, theo đó Sở LĐTB&XH; Sở Y tế, Sở Tài chính có trách nhiệm giúp UBND tỉnh, thành phố thực hiện chức năng QLNN về BHXH, BHYT bao gồm các nhiệm vụ sau: Theo dõi, triển khai thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT; chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên
quan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về BHXH, BHYT thuộc thẩm quyền; hàng năm gửi báo cáo Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế về tình hình thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT. (Khoản 5 Điều 8 và Điều 12 Luật BHXH).
(5) BHXH Việt Nam là tổ chức sự nghiệp ở Trung ƣơng về BHXH.
(6) Tổ chức sự nghiệp BHXH tại địa phƣơng là BHXH các tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã.
1.2.6. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1.2.6.1.Yêu cầu khách quan
a. Chủ trương, quan điểm của Đảng
BHXH và BHYT là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Trong những năm qua, công tác BHXH và BHYT đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng XH và ổn định chính trị - XH.
Tuy nhiên, công tác BHXH, BHYT còn một số hạn chế, yếu kém. Diện bao phủ BHXH còn thấp, chiếm 25% lực lƣợng lao động; số ngƣời tham gia BHTN mới chiếm khoảng 20% lực lƣợng lao động; số ngƣời tham gia BHXH tự nguyện còn thấp hơn, chỉ khoảng 0,22% đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện. Số ngƣời tham gia BHYT đạt khoảng 81,7% dân số nhƣng không bền vững. [56]
QLNN về BHXH, BHYT chƣa đáp ứng yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT còn có thiếu sót. Tình trạng doanh nghiệp nợ và trốn đóng BHXH, BHYT còn nhiều. Quản lý và sử dụng Quỹ BHXH chƣa chặt chẽ, có trƣờng hợp cho vay chƣa đúng đối tƣợng. Quỹ BHXH, nhất là Quỹ hƣu trí, tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tƣơng lai gần; tình trạng ngƣời lao động lạm dụng chính sách BHTN xảy ra khá phổ biến. Quỹ BHYT luôn tiềm ẩn nguy cơ thâm hụt; việc KCB theo BHYT chƣa đáp ứng nhu cầu.
về BHXH và BHYT nhƣ sau:
- Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT có bƣớc đi, lộ trình phù hợp với phát triển KT-XH của đất nƣớc. Phát triển hệ thống BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ XH, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ngƣời tham gia và thụ hƣởng