Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 45 - 46)

- Về điều kiện tự nhiên. Nằm ở vị trí trung lộ của cả nước và là dải đất hẹp

nhất vùng duyên hải miền Trung, tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên hơn 8.000 km2. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Đông có bờ biển dài 116km, phía Tây giáp với nước CHDCND Lào có đường biên giới dài 201 km. Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ hoàn lưu kh quyển nhiệt đới, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, một mùa chịu đặc trưng nhiệt đới phía Nam và một mùa chịu đăc trưng rét đậm phía Bắc. Mỗi năm kh hậu chia làm 2 kỳ rõ rệt: mùa nắng nóng và m a mưa rét. M a mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11; mùa nắng nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm.

Địa hình hẹp và dốc từ ph a T y sang ph a Đông, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Hình thái địa hình trên cả 4 vùng rừng núi, gò đồi, đồng bằng, vùng cát ven biển cùng với những con sông chạy cắt ngang địa hình và những dãy núi vươn dài ra tận biển đã làm nên những sinh cảnh sơn xuyên kỳ thú [36].

- Về kinh tế - xã hội: Tỉnh Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện; có 159 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 16 phường, 07 thị trấn và 136 xã. Đông dân nhất là dân tộc Kinh có 858.496 người, chiếm 97,05% tổng dân số toàn tỉnh; tiếp đến là dân tộc Bru - Vân kiều có 18.348 người, chiếm tỷ trọng 2,08%; dân tộc Chứt

có 6.523 người chiếm tỷ trọng 0,74%; các dân tộc thiểu số còn lại (chỉ có 1.115 người) chiếm tỷ trọng không đáng kể (0,13%) [13].

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình qu n 3 năm 2016 - 2018 trên địa bàn tỉnh đạt 6,5% (kế hoạch 8,5 - 9%). Giá trị sản xuất tăng bình qu n hằng năm: Nông, l m, ngư nghiệp 3,8%; công nghiệp - xây dựng 8,5%; dịch vụ 6,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: đến năm 2018: Nông, l m, ngư nghiệp chiếm 18,3%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26,5%; dịch vụ chiếm 55,2%. Thu ng n sách trên địa bàn đạt 4.150 tỷ đồng (năm 2018). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 49.843 tỷ đồng. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình qu n đầu người (GRDP) đạt 37,4 triệu đồng. Năm 2018, toàn tỉnh có 61 xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (chiếm 44,85% số xã) [38].

- Về An ninh - quốc phòng: Tình hình an ninh trên tuyến biên giới, vùng

đồng bào dân tộc thiểu số ổn định. Các chính sách của Nhà nước đã được đồng bào hưởng ứng thực hiện, đồng bào các DTTS tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước; công tác quy hoạch lại d n cư đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, gắn với ANQP được đảm bảo; tình hình d n cư qua lại trên tuyến biên giới được kiểm soát. Công tác xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với phát triển kinh tế - xã hội, n ng cao đời sống về mọi mặt tại vùng dân tộc thiểu số. Việc quy hoạch hệ thống đường giao thông miền núi, quy hoạch các trung tâm cụm xã miền núi, quy hoạch khu d n cư và các cụm bản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thường xuyên được t nh đến khả năng bảo vệ vững chắc an ninh tuyến biên giới [37].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)