Về kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 46)

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình có 64 xã, thị trấn thuộc khu vực miền núi, vùng cao (28 xã, thị trấn vùng cao, 36 xã, thị trấn miền núi). Có 01 huyện vùng cao (huyện Minh Hóa), 01 huyện miền núi

(huyện Tuyên Hóa) và 04 huyện có miền núi (gồm các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch). Toàn tỉnh có 40 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III, 21 xã thuộc khu vực II, 3 xã thị trấn khu vực I (trong đó có 9 xã biên giới). Diện tích tự nhiên vùng dân tộc, miền núi có 6.649 km2, chiếm ¾ diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số vùng dân tộc thiểu số, miền núi có 256.663 người, chiếm 30% dân số của tỉnh (Phụ lục số 01).

Đồng bào dân tộc thiểu số có 26.076 người (chiếm 2,95% dân số của tỉnh, và chiếm 10,2% dân số vùng miền núi). Ngoài dân tộc Kinh có dân số đông nhất, trên địa bàn tỉnh còn có 2 dân tộc thiểu số có số lượng dân số tương đối đông là dân tộc Bru - Vân kiều có 18.348 người (gồm các nhóm địa phương là Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì); dân tộc Chứt có 6.523 người (gồm các nhóm địa phương là: Sách, Rục, A Rem, Mã Liềng, Mày) và các thành phần dân tộc thiểu số khác, với số dân không nhiều như: Mường, Thổ, Tày, Nùng, Pa Cô, Ca Rai (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Bình STT Dân tộc Số ngƣời Tỷ lệ (%)

1 Dân tộc Kinh 858.496 97,05

2 Dân tộc Bru – Vân kiều (Vân Kiều,

Trì, Khùa, Ma Coong 18.348 2,08

3 Dân tộc Chứt (Sách, Mày, Rục, A

Rem, Mã Liềng) 6.523 0,74

4 Dân tộc khác (gồm Tày, N ng, Thổ,

Mường, Pa Cô, Ca Rai…) 1.205 0,13

Toàn tỉnh 884.572 100

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình)

Tuy số lượng d n cư t, song các d n tộc thiểu số cư trú trên một địa bàn rộng lớn, có vị tr quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh và môi trường sinh thái của tỉnh Quảng Bình. Đ y cũng là địa bàn khó khăn nhất về điều

kiện tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Để giúp đồng bào các DTTS từng bước vươn lên, hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, ch nh sách phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào DTTS. Các chương trình, ch nh sách như: Chương trình 135, 134, ch nh sách di d n, định canh định cư; ch nh sách hỗ trợ đầu tư x y dựng hạ tầng các xã biên giới; Nghị quyết 30a và các chương trình ch nh sách khác,... đã góp phần làm thay đổi diện mạo v ng đồng bào DTTS. Đến nay 100% số xã có đường giao thông được cứng hóa đến trung tâm xã; 100% xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 97% số hộ dân ở các xã dân tộc miền núi, đặc biệt khó khăn được sử dụng điện lưới quốc gia; 90% hộ d n được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh; 85% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Nhờ kết cấu hạ tầng kỹ thuật được tăng cường nên sản xuất ở v ng đồng bào d n tộc có bước phát triển khá hơn trước, nhất là sản xuất nông, l m nghiệp có nhiều chuyển biến t ch cực. Một bộ phận đồng bào đã chuyển đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nương rẫy sang sản xuất th m canh lúa nước, đặc biệt là các nhóm: Rục, Kh a, Mày, Macoong, Mã Liềng,... trước đ y chỉ biết “phát, đốt, cốt, trỉa”, thì nay đã biết cách th m canh lúa nước. Nhiều hộ mạnh dạn đưa các loại giống c y trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như c y cao su, hồ tiêu, trám trắng, bời lời, keo, các giống lợn rừng, nh m, bò lai sind... vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Số hộ làm ăn khá giỏi trong đồng bào DTTS ngày càng tăng. Nhờ vậy, đã cơ bản giải quyết được tình trạng thiếu đất sản xuất ở v ng đồng bào DTTS. Công tác xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào DTTS đạt kết quả khá, tỷ lệ hộ nghèo v ng DTTS giảm bình qu n 6%/năm.

Giáo dục, đào tạo có nhiều chuyển biến quan trọng. Các loại hình trường lớp được mở rộng đến các bản v ng s u, biên giới tạo điều kiện cho con em đồng bào DTTS đến trường. Chất lượng giáo dục ngày càng được n ng lên.

Đến nay 100% số xã v ng đồng bào DTTS hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, 95% xã hoàn thành phổ cập THCS [38, tr.6]. Các trường PTDT nội trú được đầu tư x y dựng góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nh n lực cho v ng DTTS. Toàn tỉnh hiện có 5 trường Phổ thông DTNT (trong đó có 1 trường tỉnh và 4 trường huyện) [38, tr.6]. Mạng lưới y tế từng bước được mở rộng, phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho người d n; các chương trình y tế đã được triển khai đến các bản v ng s u, v ng xa, các dịch bệnh từng bước được đẩy l i. Phong trào “Toàn d n x y dựng đời sống văn hóa” tạo được những chuyển biến t ch cực trong đồng bào các DTTS. Đến nay, có hơn 2.200 hộ được công nhận gia đình văn hóa, 22 bản được công nhận bản văn hóa cấp huyện [48, tr.4]. An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền an ninh biên giới được bảo vệ vững chắc. Đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. hệ thống chính trị ở vùng dân tộc thiểu số luôn được cũng cố.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh, vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn nhiều khó khăn, hiện còn 42 xã và 22 thôn bản thuộc diện đặc biệt khó khăn; kinh tế chậm phát triển; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được đầu tư nhưng còn thiếu và yếu; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vùng DTTS và miền núi còn cao (ở các xã đặc biệt khó khăn trên 50%, v ng d n tộc thiểu số trên 69%); kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao và luôn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo; chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng dân tộc, miền núi thấp; hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi còn yếu, đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ còn hạn chế, nhất là đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.

2.2. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình

2.2.1. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống ch nh tr c sở vùng dân tộc thiểu số

Công tác củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng DTTS đã được cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể, địa phương quan tâm, nhất là đối với các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, v ng biên giới. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên được quan t m. Đến nay đã xóa được điểm trắng về tổ chức đảng và đảng viên. Từ năm 2014 đến nay đã kết nạp thêm 382 đảng viên, đưa tổng số đảng viên người dân tộc thiểu số lên 1.028 người (tăng gần 59%). Đến cuối năm 2018, không còn bản trắng về chi bộ.

Sau đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020, có 87 đảng viên là người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy cơ sở và 02 đảng viên tham gia cấp ủy cấp trên cơ sở; có 551 đảng viên người dân tộc thiểu số là lãnh đạo, công chức Đảng, Đoàn thể cấp xã trong đó: B thư Đảng ủy xã: 5 đồng chí, Phó Bí thư Đảng ủy xã: 25 đồng chí; Ủy viên BCH đảng ủy xã 82 đồng ch ; Trưởng các Đoàn thể cấp xã: 36 đồng ch ; Phó các đoàn thể cấp xã: 36 đồng chí; Ủy viên BCH các đoàn thể: 367 đồng chí.

Hiện nay, có 01 đại biểu Quốc hội là nữ giáo viên THPT, Thạc sỹ, người Dân tộc Chứt. 166 đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, 01 vị Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 06 vị Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và trên 1.000 ủy viên Ủy ban Mặt trận cấp huyện, cấp xã và ban công tác Mặt trận ở khu d n cư; có 10 cán bộ công tác tại cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và cơ quan nhà nước cấp huyện và 119 cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được quan tâm. Phần lớn cán bộ giữ các chức danh chủ chốt ở cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị. Qua đó, năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị từng bước được n ng lên. Đến nay, 100% cán bộ người DTTS công tác tại các cơ quan cấp huyện có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. 50% cán bộ công chức cấp xã có trình độ THPT; về trình độ chuyên môn, trên 14% có trình độ đại học, 20% có trình độ trung cấp; về lý luận chính trị, 6,1% có trình độ cử nhân, cao cấp, 10,2% trình độ trung cấp.

Hoạt động của hệ thống chính trị ở vùng dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, làm nòng cốt trong công tác dân tộc, góp phần quan trọng trong công tác vận động nhân dân ở đồng bào ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện các chủ trương, ch nh sách liên quan đến công tác dân tộc.

Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở, nhất là vai trò của chi đoàn, ban công tác Mặt trận, chi hội ở một số vùng dân tộc thiểu số còn bất cập. Một bộ phận cán bộ v ng đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số trình độ, năng lực và khả năng vận động nhân dân vẫn còn yếu, hiệu quả còn hạn chế.

2.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy c quan làm công tác dân tộc thuộc UBND các cấp trên đ a bàn tỉnh Quảng Bình

- Cơ quan công tác dân tộc thuộc UBND cấp tỉnh

Ngày 08/3/1993, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số 168/QĐ-UB về việc thành lập Ban Dân tộc và miền núi. Với chức năng tham mưu cho UBND tỉnh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc và miền núi trên địa bàn tỉnh. Sự ra đời của Ban Dân tộc và Miền núi đánh

dấu một bước mới trên chặng đường phấn đấu và trưởng thành của tổ chức làm công tác dân tộc ở Quảng Bình. Từ ngày đầu thành lập, Ban Dân tộc và Miền núi chỉ có 7 cán bộ, công chức được điều chuyển từ các cơ quan đơn vị khác đến; cuối năm 2001, Ban D n tộc và Miền núi được UBND tỉnh bổ sung thêm nhiệm vụ QLNN về công tác tôn giáo. Tổ chức làm công tác dân tộc Quảng Bình có tên mới là Ban Dân tộc - Miền núi và tôn giáo.

Tháng 10/2004, thực hiện Nghị định số 53/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc của UBND các cấp, Ban Dân tộc - Miền núi và Tôn giáo được kiện toàn (Tại Quyết định số 75/2004/QĐ-UB ngày 27/10/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Ban Dân tộc - Miền núi và Tôn giáo thành Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình).

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình là cơ quan chuyên môn ngang Sở thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh [39]; là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được thành lập khi đảm bảo các quy định tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 24/2014/NĐ – CP ngày 14/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương [11].

Theo quy của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, cơ quan chuyên môn thuộc chính quyền địa phương: “được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp UBND quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên” (khoản 1, điều 9, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015); “chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên” (khoản 2, Điều 9, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương).

Như vậy, xét trên phương diện quản lý, Ban Dân tộc được tổ chức và chịu tác động theo nguyên tắc hai chiều (chiều dọc và chiều ngang). Tuy nhiên, ở đ y, trực thuộc chiều ngang là cơ bản.

Xét theo chiều ngang, Ban Dân tộc là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về công tác dân tộc, đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Ban Dân tộc chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh.

Xét theo chiều dọc, Ban Dân tộc chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp Trung ương là Ủy ban Dân tộc.

Mối quan hệ hai chiều trực thuộc như đã nêu ở trên thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong bộ máy hành ch nh nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam, nhằm kết hợp tốt giữa quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ một cách hài hòa và hiệu quả.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình hiện nay gồm có Lãnh đạo Ban và ba (03) đơn vị thuộc Ban.

- Lãnh đạo Ban gồm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban. Trưởng ban là người đứng đầu cơ quan, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ quan và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, trước Ủy ban Dân tộc và trước pháp luật về mọi hoạt động của Ban Dân tộc tỉnh.

- Các đơn vị thuộc Ban Dân tộc gồm có: Phòng Kế hoạch, tổng hợp, chính sách và Thanh tra; Phòng Tuyên truyền và Địa bàn; Văn phòng Ban.

+ Phòng Kế hoạch, tổng hợp, chính sách và Thanh tra có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Ban thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch thực hiện các chương trình, dự án, đề án đầu tư cho v ng d n tộc thiểu số; tổ chức thực hiện và tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện các chương

trình, chính sách ở v ng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

+ Phòng Tuyên truyền và Địa bàn: Là đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Trưởng Ban thực hiện việc quản lý nhà nước về tuyên truyền trong lĩnh vực công tác dân tộc; quản lý, theo dõi địa bàn vùng dân tộc, miền núi theo quy định của pháp luật.

+ Văn phòng Ban: Là đơn vị thuộc Ban Dân tộc tỉnh có chức năng tham mưu cho Trưởng ban Dân tộc theo dõi đôn đốc các phòng, bộ phận thuộc Ban thực hiện chương trình, kế hoạch, công tác của Ban Dân tộc; tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ; công nghệ thông tin; thi đua, khen thưởng, kỷ luật; hành chính - kế toán; văn thư, lưu trữ; hệ thống quản lý chất lượng ISO theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ thực tiễn tỉnh quảng bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)