Sơn Dương là huyện nằm ở phía nam tỉnh Tuyên Quang, tiếp giáp với 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ;diện tích tự nhiên là 78.795,1 ha; đất nông nghiệp 69.206 ha, chiếm 87,83% tổng diện tích tự nhiên (trong đó: diện tích đất lâm nghiệp 41.386,67 ha, chiếm 59,8% diện tích đất nông nghiệp (diện tích rừng sản xuất 27.249,27 ha; rừng phòng hộ, đặc dụng 14.137,4 ha), đất phi nông nghiệp 9.170 ha, chiếm 11,64% tổng diện tích tự nhiên; toàn huyện có 32 xã, 01 thị trấn, 424 thôn, tổ dân phố (01 thị trấn khu vực I, 18 xã khu vực II (06 xã có 19 thôn đặc biệt khó khăn), 10 xã khu vực III (66 thôn đặc biệt khó khăn); tổng dân số toàn huyện có trên 49.600 hộ gia đình, với trên 203.000 người; có 19 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 50% (chủ yếu là dân tộc Sán Chay, Tày, Sán Dìu, Nùng, Dao...).
Kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế (Tổng giá trị sản phẩm toàn huyện đạt 13.404,5 tỷ đồng, trong đó:Công nghiệp, xây dựng là 5.341 tỷ đồng, chiếm 39,85%; Thương mại, dịch vụ 5.576 tỷ đồng, chiếm 41,6%; Nông lâm nghiệp, thủy sản 2.486 tỷ đồng, chiếm 18,55%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm; số hộ nghèo cuối năm 2018 còn 6.450/49.630 hộ, chiếm 13% (trong đó có 3.952/6.450 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, chiếm 61,27% số hộ nghèo toàn huyện); số hộ cận nghèo cuối năm là 6.099/49.630 hộ, chiếm 12,29% tổng số hộ (trong đó số hộ cận nghèo
Được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn huyện đã thành lập được 01 Khu công nghiệp Sơn Nam rộng 150 ha và 04 cụm công nghiệp. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2018 đạt 118,695 tỷ đồng (chi ngân sách khoảng 800 tỷ đồng). Toàn huyện hiện có 156 doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, thức ăn chăn nuôi ...
Về kết cấu hạ tầng: huyện có 02 tuyến Quốc lộ 2C, Quốc lộ 37 dài 76,75 km, tuyến đường tỉnh ĐT 186, ĐT 185 dài 105 km; 21 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 212,5 km và 1.965,7 đường giao thông nông thôn; trong những năm qua, thực hiện phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” làm được 1.055 km đường bê tông nông thôn, đạt tỷ lệ phủ kín trên 53%, nhân dân đóng góp trên 300 tỷ đồng (trên 50%); đã cứng hóa được trên 380/724 km kênh mương tưới tiêu; 418/424 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa (trong đó có 246 nhà được xây dựng mới đảm bảo quy chuẩn của Bộ Văn hóa); 100% thôn xóm có đường ô tô đến trung tâm, 100% dân số được sử dụng điện lưới quốc gia. Đã đầu tư xây dựng mới được 25/33 trụ sở xã, thị trấn.
Về sản xuất nông nghiệp: Hiện nay có khoảng 80% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp; sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 87.000 tấn (trong đó lúa trên 68.800 tấn, ngô trên 18.200 tấn), trồng rừng sản xuất hàng năm đạt trên 2.000 ha; duy trì đàn trâu trên 22.000 con, bò trên 11.000 con, đàn lợn trên 164.000 con, gia cầm trên 1,2 triệu con, 819 ha nuôi trồng thủy sản. Huyện có 05/32 xã đạt chuẩn nông thôn mới, số tiêu chí bình quân đạt 13 tiêu chí/xã.
Về phát triển du lịch: Sơn Dương có tiềm năng lớn về phát triển du lịch lịch sử - sinh thái, tâm linh với tổng số 226 điểm du lịch, điểm di tích lớn nhỏ (trong đó có 44 di tích quốc gia và 80 di tích cấp tỉnh); có Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến,
nơi Trung ương Đảng, Bác Hồ, 13/14 bộ, ban, ngành của Trung ương đã ở và làm việc, với các địa danh lịch sử như: Đình Hồng Thái; Cây đa Tân Trào; Lán Nà Nưa, Đình Tân Trào, Hang Bòng, Nha Công an Trung ương;... Hàng năm thu hút trên 700.000 lượt khách đến du lịch.
Về giáo dục và đào tạo: Toàn huyện có 110 trường học (6 trường THPT, 36 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 31 trường THCS, 06 trường liên cấp I+II), có 42 trường chuẩn quốc gia. Toàn huyện có 02 Bệnh viện Đa khoa, 03 Phòng khám khu vực và 33 trạm y tế xã, thị trấn (18/33 trạm y tế đạt chuẩn). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 54%, lao động qua đào tạo nghề đạt 35%.
Trong thời gian qua, huyện Sơn Dương đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Huyện hoàn thành việc xây dựng bộ phận “một cửa” tại huyện và tại thị trấn Sơn Dương theo hướng hiện đại; duy trì hoạt động của bộ phận “một cửa” tại 32 xã.
Tình hình chính trị của huyện ổn định; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn thường xuyên, kịp thời từ huyện đến cơ sở; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trong huyện ngày càng được nâng lên; an ninh, trật tự an toàn xã hội được duy trì và giữ vững, đồng bào các dân tộc, các tín đồ tôn giáo đều tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Công tác giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm thường xuyên, đạt kết quả mục tiêu đề ra đã tác động tích cực đến đời sống, tâm lý và thu nhập của nhân dân, trong đó có số đông là thanh niên.