Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 106 - 109)

công tác thanh niên trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Thực hiện Thông tư số 04/2011/TT-BNV ngày 10/02/2011 và Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Tuyên Quang, đến nay bộ máy QLNN về công tác thanh niên của huyện Sơn Dương đã ổn định, công tác lãnh đạo, điều hành đã đi vào nề nếp, cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên từ cấp huyện đến các xã, thị trấn bước đầu đã phát huy được vai trò, trách nhiệm trong việc tham mưu thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Tuy nhiên, để bộ máy này hoạt động thật sự hiệu quả cần có sự cộng tác và phối hợp của các phòng, ban, ngành, các tổ chức có liên quan; đồng thời các văn bản, quy định QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Sơn Dương nói riêng, hay trên phạm vi toàn quốc cần có những quy định rõ về đối tượng quản lý theo từng cấp, phạm vi quản lý (các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thanh niên); cần đảm bảo chế độ sinh hoạt định kỳ và thực hiện tốt Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình phát triển thanh niên huyện Sơn Dương.

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành đòi hỏi phải có sự phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng để tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ hoặc phối hợp hình thức, đùn đẩy trách nhiệm; sự phân công, phân cấp gắn liền với việc phải đảm bảo nguồn lực cần thiết như tài chính, nhân lực để cá nhân, tổ chức được phân công, phân cấp có đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, cũng đòi hỏi các cơ quan phải nâng cao trách

nhiệm, tích cực, chủ động phát hiện và giải quyết các vướng mắc phát sinh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc chủ động tổ chức phối hợp giải quyết tránh tình trạng thụ động, trì trệ kéo dài trong quá trình xử lý; cần có hình thức xử phạt, chế tài đối với những cơ quan thiếu trách nhiệm trong quá trình phối hợp, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chung.

Nhận thức và trách nhiệm của cán bộ tham mưu QLNN về công tác thanh niên và nhận thức, trách nhiệm của chính quyền, ban, ngành tại địa phương cần được nâng cao, cần xác định ý thức trách nhiệm của từng cán bộ ở từng địa bàn dân cư sẽ tạo tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt công tác QLNN đối với công tác thanh niên ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương từ cấp thấp nhất.

Việc tuyển chọn, điều động cán bộ, công chức làm công tác QLNN về thanh niên cần được quan tâm thực hiện tốt hơn. Bên cạnh việc đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, người cán bộ, công chức làm công tác thanh niên cần phải có sự am hiểu và tâm huyết với công tác thanh niên. Do đó, cần chú trọng tuyển chọn, ưu tiên đối với các đồng chí cán bộ Đoàn ở cấp huyện và cấp xã đã hết tuổi cần luân chuyển công tác theo Quyết định số 289-QĐ/TW ngày 08/02/2010 về việc ban hành Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Vì các đồng chí này đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại địa phương. Ngành Nội vụ quan tâm phân công các đồng chí cán bộ, lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm phụ trách nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên.

Công tác quy hoạch cán bộ làm công tác thanh niên, nhất là cán bộ, công chức làm nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên cần được đặc biệt quan tâm chú trọng. Công tác quy hoạch cần thực hiện mỗi giai đoạn 5 năm theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng cấp huyện, cấp xã hoặc theo nhiệm kỳ của UBND; hàng năm có rà soát, điều chỉnh, bổ sung; trình cấp có thẩm quyền

Đối với công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác thanh niên và QLNN về công tác thanh niên cần được thực hiện thường xuyên hơn. Cán bộ, công chức QLNN về công tác thanh niên, cán bộ Đoàn chuyên trách nhất thiết phải được bồi dưỡng kiến thức về QLNN và kiến thức QLNN về công tác thanh niên để nâng cao khả năng tham mưu, đề xuất tổ chức thực thi chính sách về thanh niên và công tác thanh niên. Ngành Nội vụ cần tổ chức định kỳ các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức QLNN về công tác thanh niên theo định kỳ hàng năm. Bên cạnh đó, Đoàn cấp huyện cần tăng số lượng các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, nhất là bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ Đoàn mới nhận công tác.

Đi đôi với công tác tuyển chọn, điều động, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức như nêu trên, cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ cần rà soát, thực hiện tốt các khâu đánh giá, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức và đặc biệt là thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên.

Các chế độ, chính sách như lương, phụ cấp, quy hoạch, phát triển của cán bộ làm công tác QLNN về công tác thanh niên cũng phải được đảm bảo để tạo tâm lý yên tâm cho đội ngũ cán bộ khi qua độ tuổi thanh niên hoặc phù hợp để làm công tác thanh niên. Ngoài kinh phí cấp cho từng biên chế để chi thường xuyên như lương, chi phí hành chính… thì ngân sách của huyện cần có sự điều tiết phân bổ cho Phòng Nội vụ và các xã, thị trấn làm đầu mối tiếp nhận quản lý để tổ chức triển khai các nhiệm vụ khác trực tiếp liên quan đến QLNN về công tác thanh niên như nghiên cứu, dự báo, lập kế hoạch; ngân sách đầu tư cho các thiết chế văn hóa cho thanh niên, giáo dục - bồi dưỡng tài năng trẻ, đào tạo nghề, một số chương trình, dự án về thanh niên; hợp tác quốc tế về công tác thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)