Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ Ngành chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 101)

Các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tƣ cần tăng cƣờng trách nhiệm đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Tránh tình trạng dự án đƣợc duyệt thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn, không phát huy đƣợc hiệu quả gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng

Chính phủ cần quy định chế độ kiểm toán bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp, qua đó đảm bảo độ tin cậy của các báo cáo tài chính.

Hoàn chỉnh đề án nghiên cứu cải tiến cách định giá TSBĐ bằng việc xem xét khung giá đối với quyền sử dụng đất sao cho phản ánh đƣợc giá cả thị trƣờng.

Sớm ban hành luật sở hữu tài sản để thống nhất các chuẩn mực về giấy tờ sở hữu của tất cả các thành phần kinh tế. Thông qua đó thúc đẩy việc chuyển quyền sở hữu tài sản nhanh chóng, dễ dàng tạo điều kiện cho các NHTM trong việc nhận tài sản thế chấp và phát mại tài sản.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

NHNN cần thực hiện hệ thống thông tin để có thể hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập và tìm kiếm thông tin, cụ thể là chấn chỉnh để làm tăng tính hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Hiện nay, các số liệu cập nhật không kịp thời, độ tin cậy thấp đã khiến cho các NHTM và các

tổ chức tín dụng khác ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp. Do đó, NHNN cần chú trọng tới việc nâng cao tính hiệu quả của trung tâm, từ khâu cập nhật số liệu đến việc cung cấp số liệu luôn chính xác kịp thời để tăng khả năng thẩm định, giảm bớt rủi ro trong hoạt động cho vay, đảm bảo tăng cƣờng lƣợng thông tin hai chiều giữa Trung tâm và NHTM.

NHNN cần hoàn thiện các văn bản pháp lý của hoạt động cho vay, tránh sự chồng chéo, thiếu đồng bộ nhƣ các quy định về đáo hạn nợ, lãi suất nợ quá hạn, cho vay hợp vốn, các quy định về đảm bảo tiền vay… Mặt khác hệ thống pháp luật kinh tế nhƣ Luật thƣơng mại, Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh,….

Cần thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Theo dõi chặt chẽ diễn biến tiền tệ trên thị trƣờng, phát triển hệ thống tiền tệ liên ngân hàng, thị trƣờng ngoại hối liên ngân hàng đồng thời cũng có những chấn chỉnh cần thiết trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, không để những biến động lớn về lãi suất, tỷ giá ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra hoạt động cho vay của các NHTM, thƣờng xuyên bám sát hoạt động của các TCTD để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm. Đảm bảo thực hiện kiểm soát hoạt động NHTM tại chỗ, từ xa, hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, đào tạo và tăng cƣờng đội ngũ thanh tra một cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa. Nâng cao năng lực điều hành, chỉ đạo thống nhất hệ thông thanh tra Ngân hàng và chịu tránh nhiệm về việc theo dõi tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình chất lƣợng cho vay. Kết quả của việc xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng của toàn hệ thống các TCTD để kịp thời đề xuất với thống đốc NHNN biện pháp xử lý, cảnh cáo.

Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa Ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ Ngân hàng tạo tiền đề cho các NHTM phát triển hoạt động kinh

doanh của mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trong điều kiện hội nhập Ngân hàng quốc tế.

Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động Ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD, ban hành quy định mới về giá, xếp hạng các TCTD. Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, đồng thời xúc tiến xem xét áp dụng phƣơng pháp thanh tra, giám sát theo 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel.

3.3.3 Kiến nghị đối với các cấp chính quyền địa phương

Đẩy mạnh triển khai các văn bản chế độ, pháp luận của Bộ Tƣ pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc quy định đối với việc thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của cá nhân, hộ gia định phải đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch của thành phố, quận, huyện.

Các cấp chính quyền nên chủ động trong việc phối hợp với ngân hàng để chứng thực hợp đồng bảo đảm, đồng thời chủ động cùng ngân hàng tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ.

Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tại các tỉnh nơi có OCEANBANK mặc dù đã thành lập và đi vào hoạt động song chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngân hàng và khách hàng. Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ trong ngày còn ít ( sáng từ 9h – 11h, chiều từ 14h – 16h). Do vậy, Uỷ ban nhân dân thành phố nên chủ động, yêu cầu cơ quan này tăng khoảng thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ trong ngày. Bên cạnh đó một số cán bộ của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm còn sách nhiễu, gây trở ngại cho khách hàng khi đến đăng ký.

Phối hợp cung cấp thông tin về khách hàng trên địa bàn giúp OCEANBANK thuận tiện trong việc sử dụng những nguồn thông tin này để đánh giá, phân loại khách hàng từ đó quyết định việc chấp nhận hay từ chối cấp tín dụng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở định hƣớng phát triển tín dụng cá nhân tại OCEANBANK, trong chƣơng này luận văn đã đƣa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển tín dụng cá nhân bao gồm nhóm giải pháp về nhân sự và cơ cấu tổ chức, nhóm giải pháp về xử lý nợ xấu, nhóm giải pháp về hoạt động. Và để giải pháp này có thể triển khai trong thực tiễn hoạt động, để có thể phát triển tín dụng khách hàng cá nhân, tăng trƣởng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh của OCEANBANK thì luận văn cũng đƣa ra các kiến nghị với chính phủ và các bộ, ngành chức năng, kiến nghị với NHNN, kiến nghị với ngân hàng Thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đại Dƣơng nhằm hƣớng tới mục tiêu phát triển tín dụng cá nhân tại OCEANBANK.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp để phát triển mảng tín dụng cá nhân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của OCEANBANK trong tiến trình hội nhập, luận văn đã thực hiện đƣợc những nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng cá nhân. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm; vai trò của tín dụng cá nhân đối với các chủ thể trong nền kinh tế; các sản phẩm tín dụng cá nhân; những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng cá nhân của NHTM. Luận văn đƣa ra những trƣờng hợp ngân hàng nƣớc ngoài thành công trên thị trƣờng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam từ đó chỉ ra bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và cho OCEANBANK nói riêng.

Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển tín dụng cá nhân ở OCEANBANK cùng những vấn đề đặt ra trong phát triển tín dụng cá nhân ở OCEANBANK nhƣ: sản phẩm tín dụng cá nhân; những kết quả đạt đƣợc trong triển khai tín dụng cá nhân giai đoạn 2014 - 2016. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục nhƣ: chƣa tạo đƣợc sản phẩm dịch vụ mang tính đột phá, tổ chức bộ máy bán lẻ chƣa chuyên nghiệp, khâu quảng bá, tiếp thị còn yếu… và những nguyên nhân của những hạn chế đối với việc phát triển tín dụng cá nhân tại OCEANBANK nhƣ: chƣa chú trọng đúng mức đến vấn đề hoàn thiện và phát triển tín dụng cá nhân một cách toàn diện, hạn chế do trình độ quản lý, mạng lƣới kênh phân phối hoạt động hiệu quả chƣa cao, thiếu tính đồng bộ trong triển khai bán lẻ từ Hội sở chính đến chi nhánh và phòng giao dịch.

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hƣớng phát triển của OCEANBANK, luận văn đƣa ra các nhóm giải pháp để phát triển tín

dụng cá nhân đối với bản thân OCEANBANK nhƣ: phát triển kênh phân phối; phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân; cải tiến quy trình, chính sách tín dụng cá nhân; giải pháp hỗ trợ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Những giải pháp nêu trên cần phải đƣợc triển khai một cách đồng bộ và vững chắc nhằm thực hiện đƣợc chiến lƣợc phát triển ngân hàng bán lẻ song hành với bán buôn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của OCEANBANK trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.

Đây là đề tài không mới nhƣng là nội dung quan tâm của OCEANBANK nói riêng và của những ngân hàng trƣớc đây chỉ tập trung hoạt động kinh doanh bán buôn nói chung. Vì trong tình hình hội nhập, có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ ở các ngân hàng trong nƣớc mà còn ở các ngân hàng nƣớc ngoài. Để tồn tại và phát triển các ngân hàng này buộc phải chuyển hƣớng tích cực sang phát triển song hành hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Em rất mong đƣợc sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy cô, các anh chị và các bạn để những khiếm khuyết và hạn chế của luận văn đƣợc bổ sung hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2016), Tiền tệ ngân hàng và thị trƣờng tài chính, Nhà xuất bản Lao Động.

2. PGS.TS Lê Văn Tề (2013), Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao Động.

3. Dƣơng Hữu Hạnh (2012), Quản Trị Ngân Hàng Thƣơng Mại Trong Cạnh Tranh Toàn Cầu, Nhà xuất bản Lao Động.

4. PGS.TS Nguyễn Minh Kiều (2013), Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại hiện đại, Nhà xuất bản Tài Chính.

5. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (tái bản lần 2 năm 2014), Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản kinh tế TP Hồ Chí Minh.

6. Luận văn “ Nâng cáo chất lƣợng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

thƣơng mại cổ phần Sài Gòn” của tác giả Trần Thị Bảo Trâm – Trƣờng Đại học kinh tế TP. HCM

7. Luận văn “ Nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ

phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Vĩnh Phúc” của tác giả Lỗ Văn Thủy – Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội.

8. Luận văn “Nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ

phần Công thƣơng Việt Nam chi nhánh Sông Nhuệ – của tác giả Tô Kiều Trang – Trƣờng Đại học Thăng Long.

9. Luận văn “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

tại SGD Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK)” của tác giả Hồ Thị Tƣơi – Trƣờng Đại học kỹ thuật công nghệ TP. HCM

10. Tạp chí Ngân hàng của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

(2014,2015,2016)

11. Thời báo Ngân hàng của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

(2014,2015,2016)

13. Tạp chí Thông tin Tín dụng, Đánh giá về hoạt động tín dụng

14. Tạp chí điện tử tài chính trực thuộc bộ Tài chính.

15. Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về quy định về hoạt

động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng.

16. Thông tƣ 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 về Quy định về cho

vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

17. Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 về luật các tổ chức tín dụng

18. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng

19. Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay của

các tổ chức tín dụng.

20. Báo cáo thƣờng niên của OCEANBANK năm (2014,2015,2016)

21. Báo cáo thƣờng niên của VPBANK năm (2014,2015,2016)

22. Báo cáo thƣờng niên của TPBANK năm (2014,2015,2016)

23. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của OCEANBANK năm

(2014,2015,2016).

24. Trang chủ của Oceanbank: http://www.oceanbank.vn/

25. Trang chủ của TPBank: https://tpb.vn

26. Trang chủ của VPBank: http://www.vpbank.com.vn/

27. Các trang web khác: https://vnexpress.net/ngan-hang-thuong-mai/tag-

956497-1.html, http://sbv.gov.vn, http://s.cafef.vn/otc/Oceanbank-ngan- hang-thuong-mai-tnhh-mtv-dai-duong.chn, http://tapchitaichinh.vn/kinh-te- vi-mo/nang-cao-nang-luc-tai-chinh-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet- nam-131555.html.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên đại dương (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)