Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 50 - 52)

- Vị trí địa lý: Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.703,42 km2. Phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đƣờng biên giới dài hơn 333km; Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm tỉnh là Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội 286 km theo đƣờng Quốc lộ 3, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 130 km theo đƣờng Quốc lộ 4A.

- Địa hình, địa mạo: Tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,... và sự phức tạp của địa hình tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình nhƣ vậy đã ảnh hƣởng lớn đến việc giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông, đồng thời đã tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra hiện tƣợng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mƣa.

* Tài nguyên đất: Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên 670.342,26 ha, quy mô diện tích ở mức trung bình so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Tài nguyên đất đai tỉnh Cao Bằng đƣợc chia thành 10 nhóm chính: Nhóm đất phù sa diện tích 7.718 ha chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh;

Nhóm đất lầy và than bùn diện tích khoảng 11ha: Nhóm đất đỏ vàng diện tích 408.563 ha chiếm 60,8%; Nhóm đất mùn trên núi cao diện tích 194 ha chiếm 0,03%; Nhóm đất cacbonat diện tích 6.322 ha chiếm 0,94%; Nhóm đất đen diện tích khoảng 127 ha chiếm 0,02%; Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi diện tích khoảng 63.054 ha chiếm 9,38%: Đất xói mòn trơ sỏi đá diện tích 2.420 ha chiếm 0,36%. Nhìn chung tài nguyên đất tỉnh Cao Bằng khá đa dạng về nhóm đất và loại đất, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông -lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng.

* Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kế năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng 533.384,7 ha, chiếm 79,56% diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tự nhiên, phần lớn là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Rừng ở Cao Bằng có nhiều loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng nhƣ giá trị nghiên cứu khoa học, đã phát hiện đƣợc 27 loài thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam nhƣ cẩu ích, bổ cốt toái, dẻ tùng sọc trắng, hoàng đàn, thông pà cò, ngũ gia bì gai,... hệ thống vật rừng khá phong phú, theo kết quả điều cho thấy ở Cao Bằng có khoảng 196 loài, trong đó có một số loài quý hiếm nhƣ: Khỉ mặt đỏ, cu li lớn, vƣợn đen, voọc đen má trắng, cáo lửa, sói đỏ, gấu ngựa, rái cá, báo hoa mai, hƣơu xạ, sơn dƣơng, tê tê, sóc bay...

* Tài nguyên nước. Tiềm năng nƣớc mặt tỉnh Cao Bằng trung bình năm khoảng 10,5 tỷ m3, trong đó phần từ bên ngoài chảy vào là 5,4 tỷ (Trung Quốc chảy sang là 3,5 tỷ m3, sông Nho Quế chảy từ Hà Giang là 1,9 tỷ m3) và lƣợng dòng chảy trên tỉnh Cao Bằng đạt 5,1 tỷ m3. Nói chung tài nguyên nƣớc của tỉnh Cao Bằng còn khá dồi dào, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

* Tài nguyên khoáng sản Tỉnh Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú, với 199 điểm mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau nhƣ sắt, mangan, chì, kẽm..., trong đó có những mỏ có quy mô lớn tập trung ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hạ

Lang... Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2888/QĐ- UBND ngày 29 tháng 12 năm 2011, về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 và đã cấp phép khai thác, chế biến một số loại khoáng sản. Công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều tiềm năng.

(Nguồn: trang web tailieuso.com)

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)