Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 52 - 59)

Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã vƣợt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt đƣợc nhiều kết quả nổi bật: chỉ đạo thực hiện có hiệu quả một số chƣơng trình lớn, trọng tâm mang tính đột phá, nhiều cơ chế chính sách đƣợc ban hành đang phát huy hiệu quả; kinh tế ổn định và tiếp tục phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc đƣợc quan tâm đầu tƣ; một số tiềm năng lợi thế bƣớc đầu đƣợc khai thác; sự nghiệp giáo dục đào tạo, chăm sóc

sức khỏe nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, xoá đói, giảm nghèo đạt đƣợc những kết quả tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc cải thiện và nâng lên, diện mạo nông thôn và đô thị thay đổi và phát triển; quốc phòng – an ninh đƣợc tăng cƣờng, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia đƣợc giữ vững; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đƣợc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đạt đƣợc nhiều kết quả; khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng đƣợc củng cố vững chắc.

Tuy nhiên, là một tỉnh có vị trí địa địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi xa các trung tâm kinh tế của đất nƣớc, giao thông đi lại khó khăn, nguồn lực đầu tƣ phát triển còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn nhiều khó khăn, thiếu thốn... đến nay, Cao Bằng vẫn là tỉnh nghèo và chậm phát triển. Đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2015 trên một số mặt nhƣ sau.

2.1.2.1. Lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tỉnh Cao Bằng xác định đến năm 2015 là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với chế biến và tiêu thụ; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là thủy lợi, giao thông, điện, nƣớc sạch nông thôn, các cơ sở chế biến nông, lâm sản, phát huy thế mạnh của địa phƣơng, huy động nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Công tác quy hoạch, quản lý bảo vệ rừng đƣợc thực hiện tốt, tài nguyên rừng từng bƣớc đƣợc phục hồi. Giai đoạn 2011-2015, trồng rừng ƣớc đƣợc 7.299 ha, độ che phủ rừng đạt năm 2015 ƣớc đạt 50,7%. Tình trạng du canh du cƣ, phá rừng làm nuơng rẫy và di dân tự do cơ bản đƣợc ngăn chặn; đời sống đồng bào thuộc diện định canh định cƣ cơ bản ổn định.

Cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhƣ giao thông, thuỷ lợi, điện, trƣờng học, bệnh xá, chợ đƣợc quan tâm đầu tƣ, góp phần quan trọng vào việc đổi mới bộ mặt nông thôn, đời sống đồng bào đã đƣợc cải thiện và nâng lên đáng kể.

Công tác xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo và Văn phòng điều phối Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Phê duyệt Đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết đƣợc đƣợc 171/177 xã; phê duyệt đƣợc 20 Đề án xây dựng nông thôn mới, nâng tổng số Đề án đƣợc phê duyệt 127/177 xã, đạt 71,75%; Kết quả đánh giá theo Bộ tiêu chí đến cuối năm 2015: bình quân toàn tỉnh đạt 6,4 tiêu chí/xã, huyện.

2.1.2.2. Lĩnh vực Công thương

Công nghiệp: Giai đoạn 2011 - 2015, lĩnh vực sản xuất công nghiệp tên địa bàn tỉnh đã thu hút đƣợc các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển công nghiệp, đã có những bƣớc phát triển đáng kể và đã khai thác đƣợc một số tiềm năng thế mạnh góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong giai đoạn này một số nhà máy sản xuất công nghiệp truyền thống vẫn duy trì đƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh; một số dự án đầu tƣ từ giai đoạn trƣớc tiếp tục đƣợc triển khai thực hiện và hoàn thành đƣa vào hoạt động sản xuất. Một số dự án trọng điểm của tỉnh tiếp tục đƣợc triển khai thực hiện. Phát triển công nghiệp trong giai đoạn này đã tạo bƣớc chuyển biến mới và hƣớng đi đúng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh là chú trọng phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản và phát triển thuỷ điện, tạo đà cho phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Số cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến nay có khoảng 1.500 cơ sở. Tốc độ tăng trƣởng bình quân lĩnh vực công nghiệp đạt 4,4%/năm.

Thƣơng mại, dịch vụ: Trong những năm qua hoạt động thƣơng mại và thị trƣờng có nhiều chuyển biến tích cực, lƣu thông hàng hoá thuận lợi, cung cầu đảm bảo, hàng hoá trên thị trƣờng dồi dào phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng sâu, vùng xa. Tổng

mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn tỉnh năm 2011 đạt 5.100 tỷ đồng, năm 2015 đạt 5.529 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12,8%/năm.

Hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh: Với lợi thế là một tỉnh biên giới, các khu kinh tế cửa khẩu đang đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tăng hàng Năm 2011 đạt 240 triệu USD, năm 2015 đạt 360 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 30,9%/năm. Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu tăng 18,7%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng 32,7%/năm.

Hoạt động kinh tế đối ngoại tiếp tục đạt đƣợc bƣớc tiến quan trọng, đặc biệt tăng cƣờng thúc đẩy đƣợc mối quan hệ giao lƣu hợp tác kinh tế - thƣơng mại giữa Cao Bằng (Việt Nam) với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Hàng năm đã tổ chức nhiều Hội chợ Thƣơng mại tạo cơ hội cho các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc giao lƣu gặp gỡ, liên doanh liên kết, tìm kiếm mở rộng thị trƣờng,... để Cao Bằng có điều kiện hoà nhập với thị trƣờng khu vực và quốc tế.

Mạng bƣu chính viễn thông tiếp tục đƣợc nâng cấp mở rộng; phủ sóng điện thoại di động tới 13/13 huyện, thành phố và các vùng lõm của tỉnh; cáp quang hoá 100% các tuyến truyền dẫn nội tỉnh.

Dịch vụ vận tải khá phát triển, có nhiều thành phần kinh tế tham gia đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, năng lực vận tải hàng hoá còn thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng, bến, bãi, nhà kho còn thiếu, nhất là các bến xe khách trên địa bàn.

Các dịch vụ nhƣ: ngân hàng, bảo hiểm, tƣ vấn, khoa học công nghệ, nhà hàng, khách sạn, ăn uống, … cơ bản đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế- xã hội địa phƣơng.

2.1.2.3. Thu, chi ngân sách

UBND tỉnh đã đẩy mạnh các giải pháp thu ngân sách, tăng cƣờng quản lý và khai thác nguồn thu ngân sách, đặc biệt là từ năm 2012 đã xây dựng và thực hiện 3 đề án thu ngân sách từ lĩnh vực cửa khẩu, khoáng sản, đất đai.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt 1.318 tỷ đồng, bằng 135,4% so với dự toán trung ƣơng giao, bằng 105,5% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó: Thu nội địa 1.090 tỷ đồng; bằng 132,2% so với dự toán TW giao; bằng 100,5% so với dự toán HĐND tỉnh giao đạt; tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trƣớc. Thu thuế xuất nhập khẩu 228 tỷ đồng, bằng 151% so với dự toán TW giao; bằng 138,2% so với HĐND tỉnh giao; tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trƣớc.

Chi ngân sách địa phƣơng năm 2011 là 5.525 tỷ đồng, năm 2015 đạt: 7.472 tỷ đồng, so với dự toán trung ƣơng giao đạt 118,8%, so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao đạt 114,1%, so với cùng kỳ năm trƣớc tăng 37%, Trong đó: chi đầu tƣ phát triển 1.927 tỷ đồng, so với dự toán Trung ƣơng giao đạt 123,2%, so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao đạt 116,3%, so với cùng kỳ năm trƣớc tăng 56%; chi thƣờng xuyên và mục tiêu sự nghiệp 5.239 tỷ đồng, so với dự toán trung ƣơng giao đạt 113,6%, so với Hội đồng nhân dân tỉnh giao đạt 113,2%, so với cùng kỳ năm trƣớc tăng 24%. Tỷ lệ chi cho đầu tƣ phát triển tăng từ 18% năm 2011 lên 26% năm 2015.

2.1.2.4. Tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Ban hành quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh; kế hoạch triển khai dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đại giai đoạn 2012-2015, Tiến hành thực hiện công tác đo đạc bản đồ tại các huyện, thành phố. Tiến hành giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân; phê duyệt đề án tăng thu ngân sách từ đất đai và kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh góp phần vào tăng thu ngân sách của tỉnh.

Xây dựng dự án khoanh định vùng cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; hoàn thành dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất- khoáng sản tỉnh Cao Bằng

Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trƣờng tỉnh Cao Bằng đến năm 2020. Tiến hành phê duyệt các báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng

Trong những năm qua tỉnh đã chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hàng năm tổ chức kiểm tra những vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập lụt để có phƣơng án di dân đến nơi an toàn. Hàng năm, củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp; rà soát, bổ sung phƣơng án phòng chống bão lũ, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn toàn tỉnh sát với thực tế để chủ động sẵn sàng ứng phó với mƣa bão xảy ra.

Trong những năm qua tỉnh Cao Bằng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trƣờng nhƣ quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; đẩy mạnh truyền thông, mở các lớp tập huấn công tác về ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhiều đối tƣợng nhất là thế hệ trẻ; bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn chống xói mòn và sạt lở đất; thu gom xử lý túi nilon, bao bì, chai chứa thuốc bảo vệ thực vật; xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và di dời chuồng trại nuôi nhốt gia súc ra xa nhà ở tại địa bàn các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2.1.2.5. Lĩnh vực về văn hoá - xã hội

Giáo dục: Toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS vào năm 2008 và phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 vào năm 2012. Đội ngũ giáo viên các bậc học đƣợc tăng cƣờng về số lƣợng, nâng cao hơn về chất lƣợng. Công tác xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia luôn đƣợc quan tâm xây dựng, đến nay toàn tỉnh có 57 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia (15 trƣờng mầm non, 28 trƣờng tiểu học, 11 trƣờng THCS, 03 trƣờng THPT). Dự kiến đến năm 2015 có 80 trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

Công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả tốt. Đến nay toàn tỉnh có 197/199 xã, phƣờng đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 198/199 xã,

phƣờng duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, 187/199 xã, phƣờng duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ; duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 194/199 xã, phƣờng.

Hiện toàn tỉnh đang nỗ lực triển khai thực hiện PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các trƣờng mầm non, thành lập các trƣờng mầm non mới, phát triển cả loại hình công lập và ngoài công lập, đáp ứng đƣợc yêu cầu phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đến nay toàn tỉnh có 184 trƣờng mầm non, 174/199 xã có trƣờng mầm non, đạt 86,4%. Phấn đấu đến hết năm 2015 tỉnh Cao Bằng đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi.

Y tế: Công tác khám chữa bệnh luôn đƣợc chú trọng và nâng cao với mục tiêu nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh, phấn đấu thực hiện công bằng trong khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng chế độ chính sách đối với ngƣời bệnh, đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong khám bện, chữa bệnh và phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dƣới 6 tuổi, ngƣời nghèo, ngƣời có công với cách mạng. Tăng cƣờng công tác quản lý bệnh viện, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn tại các đơn vị, chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lƣợng đội ngũ y, bác sỹ. Nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành y tế.

Công tác phòng, chống dịch bệnh luôn đƣợc quan tâm, chỉ đạo các đơn vị chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là đối với các dịch bệnh nguy hiểm và bệnh dịch mới nổi nhƣ: Cúm A(H7N9), Cúm A(H5N1), Cúm A(H1N1), Bệnh Tay-Chân-Miệng, bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm… và các bệnh dịch có thể xảy ra trong mùa bão lũ, giao mùa.

Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế tiếp tục đƣợc triển khai thực hiện. Năm 2015, tỉnh Cao Bằng đạt 10,2 bác sỹ/vạn dân, 85% trạm y tế xã có bác sỹ, số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã đạt 40% (theo tiêu chí mới), tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng dƣới 20%.

Lao động, việc làm, giảm nghèo; an sinh xã hội

- Lao động, việc làm, dạy nghề:

Giai đoạn 2011-2015, giải quyết việc làm cho 49.232 lao động, năm 2015 duy trì tỷ lệ thất nghiệp dƣới 5%; 1.400 lao động đi xuất khẩu lao động; đào tạo nghề cho 28.875 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2011 là 19%, năm 2013 là 23,5%, ƣớc năm 2015 dự kiến là 25,5%.

Công tác dạy nghề đã đƣợc tỉnh thƣờng xuyên quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh có 24 cơ sở dạy nghề. Dự kiến đến năm 2015 tăng thêm 02 cơ sở dạy nghề, duy trì 26 cơ sở dạy nghề, gồm: 01 trƣờng trung cấp nghề; 25 trung tâm dạy nghề và cơ sở có tham gia dạy nghề.

- Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội:

Trong những năm qua công tác giảm nghèo của tỉnh đạt đƣợc kết quả nhất định, đời sống ngƣời nghèo đƣợc cải thiện rõ rệt. Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực, tiến hành lồng ghép các chƣơng trình, dự án; huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội cùng thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm xuống, từ đầu năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 38,06.%, 2015 còn 15,8%. Bình quân giai đoạn 2012 - 2015 giảm 4%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)