Quản lý công tác giao kế hoạch vốn, cấp phát vốn, huy động vốn đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 74)

đầu tư cho Chương trình

2.3.4.1. Thông báo vốn ngân sách đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020

Căn cứ theo Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ƣơng và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phƣơng thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ, Thông tƣ số 15/2017/TT-BTC, ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đã phối hợp với các sở ngành liên quan tham mƣu cho UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết số 37/2017/NQ- HĐND ngày 08/12/2017 về điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch đầu tƣ công năm 2018 tỉnh Cao Bằng và Thông báo số 3979/UBND-TH ngày 14/12/2017 của UBND tỉnh về việc thông báo nguồn vốn ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ thực hiện các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, dự kiến năm 2018 cho UBND các huyện, Thành phố.

Công tác phê duyệt kế hoạch giai đoạn 2016-2020 đƣợc thực hiện ở cả 03 cấp tỉnh huyện và cấp xã căn cứ vào Nghị Quyết số 77/2015/NQ-CP, ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tƣ công trung hạn và hàng năm; căn cứ Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg, ngày 14/9/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ V/v Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tƣ phát triển nguồn ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2016 – 2020; UBND tỉnh Cao Bằng đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì phối hợp với các sở ngành và các huyện, thành phố tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch đầu tƣ công trung hạn

đã đƣợc Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt tại Nghị Quyết số 85/2016/NQ- HĐND, ngày 08 tháng 12 năm 2016; sau đó đƣợc điều chỉnh bổ sung tại Nghị Quyết số 37/2017/NQ-HĐND, ngày 08 tháng 12 năm 2017. Căn cứ Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân các huyện, Hội đồng nhân dân các xã cũng ban hành Nghị Quyết về kế hoạch đầu tƣ công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Hàng năm, sau khi có thông báo kế hoạch vốn của Trung ƣơng, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng giao sở Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp các sở ngành tham mƣu xây dƣng kế hoạch thực hiện các chƣơng trình trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Căn cứ kế hoạch thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh các sở ngành, các huyện, thành phố, các xã phê duyệt kế hoạch thực hiện.

2.3.4.2. Phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương triển khai thực hiện Chương trình theo từng năm như sau:

Hàng năm căn cứ nguồn vốn đƣợc Trung ƣơng thông báo, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài Chính tham mƣu phân bổ nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, việc phân bổ đƣợc thực hiện công khai minh bạch thông qua các cuộc họp của các Sở, ngành liên quan, thông qua thƣờng trực ủy ban nhân dân tỉnh và xin ý kiến hội đồng nhân dân tỉnh trƣớc khi đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đảm bảo đúng định mức, mục đích, nội dung, đối tƣợng;

Sau khi phân bổ vốn công tác thực hiện giải ngân vốn đƣợc báo cáo thƣờng xuyên kịp thời theo quý và 6 tháng để nắm bắt những khó khăn vƣớng mắc để tháo gỡ hoặc có hƣớng điều chỉnh vốn để việc giải ngân vốn đảm bảo kịp thời theo quy định.

Giai đoạn 2011-2015 nguồn vốn thực hiện Chƣơng trinh mục tiêu quốc gia giảm nghèo chủ yếu phân thành 02 chƣơng trình mục tiêu quốc gia riêng là Chƣơng trình thực hiện Nghị Quyết 30a và Chƣơng trình 135.

Bảng 2.3: phân bổ vốn nguồn ngân sách Trung ƣơng thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 – 2015.

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Năm Kế hoạch vốn CT135 Kế hoạch vốn CT30a Đầu tƣ Sự nghiệp Đầu tƣ Sự nghiệp 1 2011 142.400,000 59.846,000 149.000,000 39.270,000 2 2012 142.400,000 160.500,000 54.961,000 3 2013 142.400,000 12.420,000 119.785,000 74.350,000 4 2014 142.400,000 50.160,000 134.809,989 52.440,000 5 2015 150.000,000 53.800,000 136.810,000 47.533,000 Tổng vốn 719.600,000 176.226,000 700.904,989 268.554,000

(Nguồn: Kế hoạch giao vốn các năm của UBND tỉnh Cao Bằng)

Bảng 2.4. phân bổ vốn nguồn ngân sách Trung ƣơng thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2018.

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nội dung phân bổ Đầu tƣ Sự nghiệp Đầu tƣ Sự nghiệp Đầu tƣ Sự nghiệp Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng 270.800 111.834 287.375 107.097 295.267 125.930

1 Chƣơng trình 30a 105.000 54.840 121.575 46.746 113.835 55.578

2 Chƣơng trình 135 165.800 54.494 165.800 56.361 181.432 61.849

3

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo

1.000 1.500 3.145 4 Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực và giảm nghèo, giám sát đánh giá 1.500 1.560 3.858 5 Dự án truyền thông và

giảm nghèo về thông tin 930 1.500

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn giai đoạn 2011-2015 tập trung chủ yếu cho công tác đầu tƣ cơ sở hạ tầng 76,155%, vốn sự nghiệp chỉ chiếm 23,845% điều này cho thấy giai đoạn 2011-2015 do cơ sở hạ tầng các huyện, xã đặc biệt khó khăn cón thiếu và yếu vì vậy kế hoạch đầu tƣ giai đoạn chủ yếu tập trung vào đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho các huyện các xã nghèo. Giai đoạn 2016-2018 vốn đầu tƣ vẫn tập trung cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng tuy nhiên tỷ lệ vốn sự nghiệp cao hơn (vốn đầu tƣ chiếm tỷ lệ 71,22%, vốn sự nghiệp 28,78%) chiếm để tập trung cho phát triển sản xuất, tạo thu nhập cho ngƣời dân, duy tu bảo dƣỡng các công trình đảm bảo phát triển kinh kế xã hội, nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững.

2.3.4.3. Kết quả huy động và phân bổ nguồn vốn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.

+ Nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ƣơng:

- Năm 2016: 382.634 triệu đồng, trong đó: Chƣơng trình 30a: 159.840 triệu đông; Chƣơng trình 135: 220.294 triệu đồng; Nhân rộng mô hình giảm nghèo: 1.000 triệu đồng; Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực và giảm nghèo, giám sát đánh giá: 1.500 triệu đồng.

- Năm 2017: 394.472 triệu đồng, trong đó: Chƣơng trình 30a: 168.321 triệu đông; Chƣơng trình 135: 222.161 triệu đồng; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo: 1.500 triệu đồng- Dự an truyền thông và giảm nghèo về thông tin: 930 triệu đồng; Dự án hỗ trợ nấng cao năng lực và giảm nghèo, giám sát đánh giá: 1.560 triệu đong.

- Năm 2018: 421.197 triệu đồng, trong đó: Chƣơng trình 30a: 169.413 triệu đông; Chƣơng trình 135: 243.281 triệu đồng; Dự án ho trợ phát triển sản xuẩt đa dạng hóa sinh kê và nhân rộng mô hình giảm nghèo: 3.145 triệu đồng- Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin: 1.500 triệu đồng; Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực và giảm nghèo, giám sát đánh giá: 3.858 triệu đồng.

đã cân đối ngân sách tỉnh, ngân sách các huyện hỗ trợ thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia là 61.427 triệu đồng.

+ Nguồn vốn từ các chƣơng trình dự án khác đầu tƣ khu vực các huyện nghèo, xã nghèo trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 2.635.547 triệu đồng.

Do Cao Bằng là tỉnh nghèo, nguồn thu ngân sách thấp, chƣa tự chủ, chủ yếu phụ thuộc và nguồn ngân sách trung ƣơng hỗ trợ; các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các doanh nhiệp và nhỏ, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn vì vậy công tác huy động nguồn vốn thực hiện Chƣơng trình còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc so với kỳ vọng.

2.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của vùng dân tộc và miền núi. Xét cho đến cùng mọi sự phát triển kinh tế - xã hội cũng chỉ vì con ngƣời. Thực tế cho thấy trong công tác giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số vẫn đang còn nhiều khó khăn, thách thức bởi kết quả giảm nghèo chƣa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn lớn, số hộ tái nghèo hàng năm còn cao; hiệu quả mang lại chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, sự quan tâm và nguồn lực đầu tƣ.

Thực tế các năm qua, để nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững, tỉnh Cao Bằng đã chú trọng nhiều đến phát triển nguồn nhân lực nhƣ: Tổ chức nhiều lớp đào tạo năng lực cho cán bộ chuyên môn các cấp, đầu tƣ phát triển công tác giáo dục tại địa phƣơng nhƣ: Tổ chức tập huấn công tác khuyến nông khuyến lâm đƣợc 59 lớp, Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc chú trọng mở đƣợc 1.200 lớp đào tạo nghề cho 11.854 học viên; 19 lớp tập huấn chế độ và chính sách mới về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 với 4.284 lƣợt ngƣời tham dự; Tổ chức đƣợc 37 lớp tập huấn về công tác giảm nghèo tại cấp tỉnh, cấp huyện với 3.969 lƣợt ngƣời tham dự. Ngoài ra tỉnh Cao bằng hàng năm đều chi nguồn vốn đầu tƣ để đầu tƣ phát

triển công tác giáo dục của tỉnh 20% vốn đầu tƣ của tỉnh.

2.3.6. Thanh kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình

Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định. Công tác này đã đƣợc

Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững đặc biệt chú trọng, vì đây là công tác nhằm đảm bảo việc thực hiện chƣơng trình giảm nghèo bền vững tại địa phƣơng đƣợc thực hiện nghiêm túc, trên tinh thần dân chủ và qua đó nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nƣớc về công tác giảm nghèo bền vững.

HĐND tỉnh đã tổ chức các đoàn giám sát chuyên đề về công tác giảm nghèo bền vững, bên cạnh đó Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh đã tiến hành nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra công tác giảm nghèo bền vững trong đó tập trung vào một số vấn đề nhƣ: Công tác xây dựng kế hoạch và kết quả thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2016 trên địa bàn; việc phân bổ, bố trí vốn Chƣơng trình từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, các nguồn vốn xã hội hóa và tiến độ thực hiện; tình hình thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn; công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung Chƣơng trình tại các cấp cơ sở; kết quả thực hiện điều tra, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, bên cạnh đó Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững các cấp trên địa bàn tỉnh đã kịp thời tiếp nhận các đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

Trong thời gian vừa qua, đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra tại các huyện của tỉnh, trong đó có nội dung liên quan đến chƣơng trình MTQG, cụ thể:

+ Năm 2016: thanh tra công tác quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn 01/01/2013 - 31/12/2015 tại 3 huyện: Bảo Lạc, Nguyên Bình, Phục Hòa.

+ Năm 2017: thanh tra công tác quản lý nhà nƣớc về quy hoạch, kế hoach- việc quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ, quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ giâi đoan 2015 - 2016 tại huyện Trùng Khánh huyện Quảng Uỵên. Thực hiện kiểm tra giám sát đánh giá Chƣơng trình MTQG giảm nghèo ben vững tại các huyện: Bao Lạc, Bảo Lâm và Hạ Lang; Thanh tra Chƣơng trình 135 các năm: 2014,2015,2016 (thu hồi sai phạm 135,001 triệu đồng; giảm trừ thanh toán 12,596 triệu đồng).

Hoạt động giám sát, đánh giá: Hỗ trợ kinh phí cho các huyện thực hiên rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo; hƣớng dẫn, đôn đốc các huyện, thanh phố tổ chức điêu tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Qua kiểm tra, thanh tra, giám sát đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn vƣớng măc cho cơ sở và kiến nghị với cấp trung ƣơng, các cấp ngành đia phƣơng một số giải pháp để thực hiện chƣơng trình đƣợc tốt hơn.

Có thể nói rằng, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững đƣợc xem là một khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện các chƣơng trình, dự án giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo bền vững.

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

2.4.1. Những kết quả đạt được

2.4.1.1. Kết quả thực hiện các hợp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2018

- Dự án 1 (Nghị quyết 30a):

+ Tiểu dự án 1- Hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng các huyện nghèo: đã tổ chức triển khai thực hiện 73 công trình. Kinh phí đã giải ngân đạt là 234,89

tỷ/396,079 tỷ đồng, bằng 59,3% KH.

+ Tiểu dự án 3 - Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo:

+ về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: đã thực hiện hỗ trợ cho 7.916 hộ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, diện tích: 17.402 ha, kinh phí: 6,1 tỷ đồng; hỗ trợ 17.373 kg giống ngô; 25.054 kg giống lạc; 25.0 kg giống mía; 56.970 kg giống lúa lai; 37.854 kg giống gừng; 50.000 cây hồi giống; 22.480 cây trúc giống; hỗ trợ trồng 82ha cỏ, 5ha dong riềng; hỗ trợ trồng phân bón các loại để trồng mía, lúa, lạc, ngô, gừng. Hỗ trợ mua giống vật nuôi (trâu, bò, lợn, dê) cho 4.143 hộ, hỗ trợ làm 1.491 chuồng trại; hỗ trợ gạo cho các thôn, bản biên giới và hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng 4.569 hộ, 22.054 khẩu, 877,545 tấn gạo, kinh phí 12,3 tỷ đồng.

+ về nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo: hƣớng dẫn UBND xã Cân Nông lập dự án và tô chức thực hiện tạo việc làm công cho ngƣời nghèo, đến nay tuyến đƣờng đã hoàn thành 3km theo đúng mục tiêu dự án, đảm bảo yêu câu kỹ thuật. Thông qua dự án đã tạo việc làm cho 281 lao động của 5 xóm với tổng số công tham gia là 8.083 công. Hỗ trợ vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật: 05 huyện nghèo đã thực hiện tiêm phòng hoàn thành 100% kế hoạch năm 2017.

+ Tiểu dự án 4 - Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài: tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho 646 cán bộ làm công tác đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài và tuyên truyền viên cơ sở xã, thôn xóm.

- Dự án 2: Chƣơng trình 135:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)