Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc thực hiện Chƣơng trình mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 103)

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở tỉnh Cao Bằng

3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Bộ máy quản lý của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay cơ bản đã đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nƣớc thực hiện Chƣơng trình góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo của tỉnh trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong mô hình quản lý Chƣơng trình nhƣ: Công tác phối hợp, công tác cán bộ…để thƣc hiện thắng lới các mục tiêu của Chƣơng trình đạt đƣợc kết quả cao nhất trong thời gian tới thì mô hình quản lý tại địa phƣơng cần hoàn thiện một số nội dung sau:

- Cần phải hoàn thiện bộ máy quản lý Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo để tạo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và đề cao tinh thần trách

nhiệm của các tổ chức, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, bằng cách thể hiện rõ sự phân công trách nhiệm, cụ thể của từng ngành, sự điều hành, tổ chức thực hiện của từng cấp từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó, cơ quan đƣợc giao làm Thƣờng trực Chƣơng trình phải chủ động tham mƣu xây dựng quy chế phối hợp trình cấp trên phê duyệt, tránh chỉ đạo chung chung, chồng chéo hoặc có những khâu, những phần việc không ai chịu trách nhiệm.

- Thƣờng xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo Chƣơng trình tại các cấp theo hƣớng xây dựng ban chỉ đạo, các vị trí thực hiện Chƣơng trình chuyên trách, lựa chọn cán bộ, công chức có trình độ, nhiệt tình, tâm huyết với công tác giảm nghèo của địa phƣơng để tham gia ban chỉ đạo, tổ giúp việc ban chỉ đạo các cấp; kiên quyết đƣa ra khỏi hệ thống bộ máy cán bộ, công chức thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm; thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá, kiểm điểm đối với ban chỉ đạo, tổ giúp việc, các vị trí chủ chốt khác đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện Chƣơng trình ở các cấp để có hình thức khen thƣởng, phê bình, nhắc nhở, nếu có hành vi vi phạm cần có những hình thức kỷ luật thích đáng.

- Mặt khác cần đẩy mạnh phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội các cấp trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở địa phƣơng, nhất là đẩy mạnh đƣợc vai trò giám sát, phản biện xã hội, góp phần phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững tại địa phƣơng.

3.2.2. Hoàn thiện công tác ban hành chỉ thị, nghị quyết, quy định, quyết định và các văn bản hướng dẫn thưc hiện chương trình mục tiêu quyết định và các văn bản hướng dẫn thưc hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Trong những năm qua Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở ngành và các cấp địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã ban hành các nghị quyết, quy định, quyết định và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Điều này góp phần giúp công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng đạt đƣợc những kết

quả, thành tựu nhất định. Bên cạnh những mặt đạt đƣợc công tác ban hành các chỉ thị, nghị quyết, các quy định, quyết định và các văn bản hƣớng dẫn chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn những tồn tại hạn chế cần phải khác phục nhƣ sau:

- Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và các sở ngành của tỉnh:

Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác lãnh chỉ đạo, đƣa các chính sách giảm nghèo bền vững vào Nghị quyết của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh cụ thể hóa các chính sách của Trung ƣơng phù hợp với tình hình thực tế của Tỉnh. Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách đa dạng hóa đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ từ tƣ nhân, nguồn vốn tín dụng và nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Cần có những chính sách ƣu đãi, khuyến khích nhà đầu tƣ tƣ nhân giảm thuế, hỗ trợ cho vay vốn. Cần ban hành đƣợc một quy chế quản lý thống nhất, để lồng ghép các nguồn vốn dẫn đến việc đầu tƣ nhiều lúc dàn trải không đem lại hiện quả cao. Các sở ngành cần chủ động nắm vững các văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng để tham mƣu cho ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách thực hiện các nội dung liên quan do ngành mình phụ trách.

Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, các văn bản quản lý điều hành liên quan để phục vụ Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Triển khai có hiệu quả về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020; cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tƣ xây dựng thuộc Chƣơng trình MTQG giai đoạn 2016-2020; tạo thuận lợi, hỗ trợ các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tƣ vào công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn

- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn.

Tiếp tục chấn chỉnh, quán triệt triển khai công tác xây dựng kế hoạch thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phƣơng. Trong đó tập trung xây dựng những kế hoạch các cấp cơ sở theo hƣớng hành động cụ thể, gắn trách nhiệm cá nhân tập thể rõ ràng, tiến hàng đánh giá tổng kết, thanh kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nhằm đảm bào thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Cần tập trung theo hƣớng xác định đƣợc các ƣu tiên lớn, các lĩnh vực mũi nhọn để tập trung thực hiện, từ đó tạo sự lan tỏa rộng khắp và mạnh mẽ ra những lĩnh vực khác góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. Cụ thể là tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở những nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó ƣu tiên phát triển hạ tầng cấp xóm, xã hoặc cụm xóm, xã.

Tiếp tục cụ thể hoá các mục tiêu, giải pháp của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vào chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, các nghị quyết chuyên đề của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Các văn bản hƣớng dẫn cần phải cụ thể, thực tế, dẽ hiểu với ngƣời dân nhằm khuyến khích, tạo môi trƣờng thuận lợi để phát triển đa dạng các mô hình, các hoạt động từ thiện, tình nguyện dựa vào sự tham gia của cộng đồng các đoàn thể địa phƣơng, các nhóm sở thích, nghiệp đoàn, gia đình, dòng họ, cá nhân... trong việc cung cấp các hình thức giảm nghèo, thực hiện các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ, chia sẻ rủi ro đối với những nhóm yếu thế, những đối tƣợng đặc thù.

3.2.3. Hoàn thiện công tác quy hoạch, đề án, kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Công tác xây dựng quy hoạch, đề án giảm nghèo: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn sử dụng quy hoạch (đề án) thực hiện Chƣơng trình 30a đối với 06 huyện nghèo đã đƣợc phê duyệt từ năm 2009 để triển khai chính

sách giảm nghèo đối với các huyện nghèo, giai đoạn 2016-2020 chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo đã đƣợc phê duyệt lại tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg, vì vậy một số mục tiêu, chỉ tiêu chƣơng trình theo đề án không còn phù hợp, Trƣớc mắt Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cần phải chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện nghèo cần rà soát, đánh lại đề án giảm nghèo để xác định đƣợc những mục tiêu, chỉ tiêu, dự án không còn phù hợp, tiến hành điều chỉnh, bổ sung đề án cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Đối với công tác quy hoạch các xã nghèo hiện nay thực hiện lồng ghép quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã có 176/177 xã thực hiện xong và đƣợc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phê duyệt quy hoạch, còn 01 xã chƣa phê duyệt quy hoạch nông thôn mới là xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh do quy hoạch chi tiết khu du lịch Thác Bản Giốc vừa mới đƣợc công bố, nên chƣa phê duyệt quy hoạch xã nông thôn mới giai đoạn tiếp theo cần hoàn thiện phê duyệt quy hoạch xã trên; Mặt khác cần chỉ đạo rà soát điều chỉnh quy hoạch đối với các xã đã có quy hoạch nhƣng chƣa phù hợp với điều kiện thực tế địa phƣơng, điều kiện nguồn vốn...

- Công tác lập kế hoạch: Công tác lập kế hoạch tại cấp xã phải từ nhu cầu của các thôn, bản, có sự tham gia của ngƣời dân và cùng xác định những khó khăn, cơ hội, tiếp đến lập kế hoạch cụ thể cho từng nội dung, mục tiêu, nguồn lực thực hiện, gắn với ngƣời chịu trách nhiệm; tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch theo tháng, quý, và năm để nắm bắt tình hình thực hiện, những khó khăn vƣớng mắc để có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Tại cấp huyện: Xem xét, tổng hợp kế hoạch từ các xã, đảm bảo cân đối giữa nhu cầu và khả năng của địa phƣơng thành kế hoạch của huyện, tập trung nhân lực hƣớng dẫn trƣợc giúp đỡ các xã thực hiện; tập trung nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệp đề xuất các mô hình sản xuất, tổ chức thực hiện hay phù hợp với điều kiện trên địa bàn các xã, huyện; tạo bƣớc đột phá nhằm xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng.

Tại cấp tỉnh: Cần xây dựng kế hoạch mang tính chất tổng thể, có tính chỉ đạo, định hƣớng, phân cấp mạnh cho các cấp địa phƣơng thực hiện; tập trung, phân nhiệm rõ cho các sở ngành xây dựng các chính sách, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện đầy đủ, kịp thời; đồng thời đầy mạnh công tác thanh, kiểm tra, giám sát thực hiện Chƣơng trình để kịp thời phát hiện tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc ở cấp cơ sở.

3.2.4. Hoàn thiện quy chế phân bổ, huy động các vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Nguồn vốn thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đƣợc huy động từ ngân sách nhà nƣớc, từ doanh nghiêp, các tổ chức chính trị, xã hội, nguồn vốn nƣớc ngoài, nguồn huy động đóng góp của nhân dân. Trong giai đoạn vừa qua tỉnh Cao Bằng đang dần hoàn thiện cơ chế phân bổ vốn, huy động vốn thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục. Nhằm quản lý phân bổ và huy động nguồn vốn trong thời gian tới đạt hiệu quả cao cần hoàn thiện một số nội dung sau:

- Hoàn thiện quy chế vốn đầu tƣ cho Chƣơng trình theo hƣớng Ngân sách Nhà nƣớc tập trung hỗ trợ vùng khó khăn, vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với các huyện các xã có điều kiện kinh tế phải tự bố trí một phần ngân sách địa phƣơng để thực hiện Chƣơng trình, Nhà nƣớc chỉ hỗ trợ thông qua nguồn vốn tín dụng ƣu đãi và hỗ trợ phần vốn sự nghiệp cho công tác truyền thông và các hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện Chƣơng trình tại địa phƣơng.

- Tại các sở, nghành: Đẩy mạnh bố trí vốn cho việc học tập, nghiên cứu xây dựng mô hình điểm mang tính chất thử nghiệm nhằm tìm kiếm những mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả trên địa bàn các xã, huyện nghèo; ƣu tiên kinh phí cho việc lập và xây dựng cơ chế chính sách, các tài liệu hƣớng dẫn để giúp địa phƣơng triển khai có hiệu quả Chƣơng trình.

- Cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm để đƣa ra đƣợc những chính sách, những mô hình để huy động các nguồn lực, xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, tạo các phong trào sâu rộng trong nhân dân, động viên sự tham gia của mọi tầng lớp dân cƣ, doanh nghiệp, mặt trận tổ quốc, các tổ chức Chính trị, xã hội trong việc thực hiện chƣơng trình giảm nghèo, hỗ trợ và giúp đỡ ngƣời nghèo; tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn nữa việc huy động “Quỹ vì ngƣời nghèo”; Các cấp, các ngành, các đoàn thể tiếp tục phát huy tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái, tuyên truyền vận động cộng đồng giúp đỡ ngƣời nghèo vƣợt qua khó khăn, vƣơn lên trong cuộc sống, thi đua sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định để thoát nghèo bền vững.

- Gắn chƣơng trình giảm nghèo với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các chƣơng trình dự án phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng nhằm huy động tối đa nguồn lực cho giảm nghèo, đảm bảo ngƣời nghèo đƣợc thụ hƣởng đúng, đủ, kịp thời các chính sách.

- Phân bổ Ngân sách Nhà nƣớc phải đảm bảo các nhiệm vụ của Chƣơng trình, cân đối hơn nữa giữa vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch xúc tiến kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ Chƣơng trình, thống nhất với các nhà tài trợ các biện pháp phối hợp đảm bảo hiệu quả và giúp Ban chỉ đạo thực Chƣơng trình các cấp nắm đƣợc tình hình và kết quả thực hiện. Khuyến khích các nhà tài trợ hỗ trợ theo hƣớng tiếp cận Chƣơng trình.

3.2.5. Xây dựng quy chế lồng ghép thực hiện giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với các chương trình, nguồn vốn khác

Việc lồng ghép các nguồn vốn nhằm thực hiện đầu tƣ các chƣơng trình/dự án có tính chất trọng điểm, tạo hiệu quả phát triển kinh tế cao trong khu vực hay lien khu vực, các dự án này cần nguồn vốn đầu tƣ lớn cần phải lồng ghép nhiều nguồn vốn để thực hiện, mặt khác lồng ghép nguồn vốn giúp cho việc đầu tƣ tránh dàn trải, manh mún, tránh chồng chéo, không đúng

hƣớng, vừa tạo điều kiện, cơ chế cho các địa phƣơng phát huy nội lực và huy động các nguồn vốn xã hội hóa cho thực hiện công tác giảm nghèo… Để thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chƣơng trình có cùng mục tiêu, nội dung với Chƣơng trình MTQG giảm nghèo bền vững. Các địa phƣơng, các Ban quản lý các chƣơng trình khác có liên quan cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:

- Tham mƣu xây dựng cơ chế phối hợp lồng ghép giữa các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia; giữa các chƣơng trình MTQG giảm nghèo bền vững với các Chƣơng trình mục tiêu khác, các nguồn vốn của các tổ chức chính trị nƣớc ngoài, các nguồn vốn nƣớc ngoài nhƣ ODA, FDI…

- Các cơ quan tham mƣu thực hiện các Chƣơng trình MTQG có các nội dung liên quan trên cùng địa bàn đầu tƣ khi xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hàng năm cần phải có sự trao đổi thống nhất các mục tiêu, nội dung đầu tƣ, giải pháp thực hiện, cơ chế chính sách để có sự thống nhất, tránh đầu tƣ chồng chéo gây lãng phí nguồn lực.

- Trong quá trình thực hiện Chƣơng trình các Ban Quản lý Chƣơng trình tại các địa phƣơng cần tuân thủ quy hoạch chung, có sự phối hợp trong công tác triển khai thực hiện các nội dung của Chƣơng trình và thông báo kết quả thực hiện kịp thời về Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp để tổng hợp kết quả lồng ghép của Chƣơng trình từ các chƣơng trình và dự án khác có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)