Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 80)

mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

2.4.1. Những kết quả đạt được

2.4.1.1. Kết quả thực hiện các hợp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2018

- Dự án 1 (Nghị quyết 30a):

+ Tiểu dự án 1- Hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng các huyện nghèo: đã tổ chức triển khai thực hiện 73 công trình. Kinh phí đã giải ngân đạt là 234,89

tỷ/396,079 tỷ đồng, bằng 59,3% KH.

+ Tiểu dự án 3 - Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo:

+ về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: đã thực hiện hỗ trợ cho 7.916 hộ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, diện tích: 17.402 ha, kinh phí: 6,1 tỷ đồng; hỗ trợ 17.373 kg giống ngô; 25.054 kg giống lạc; 25.0 kg giống mía; 56.970 kg giống lúa lai; 37.854 kg giống gừng; 50.000 cây hồi giống; 22.480 cây trúc giống; hỗ trợ trồng 82ha cỏ, 5ha dong riềng; hỗ trợ trồng phân bón các loại để trồng mía, lúa, lạc, ngô, gừng. Hỗ trợ mua giống vật nuôi (trâu, bò, lợn, dê) cho 4.143 hộ, hỗ trợ làm 1.491 chuồng trại; hỗ trợ gạo cho các thôn, bản biên giới và hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng 4.569 hộ, 22.054 khẩu, 877,545 tấn gạo, kinh phí 12,3 tỷ đồng.

+ về nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo: hƣớng dẫn UBND xã Cân Nông lập dự án và tô chức thực hiện tạo việc làm công cho ngƣời nghèo, đến nay tuyến đƣờng đã hoàn thành 3km theo đúng mục tiêu dự án, đảm bảo yêu câu kỹ thuật. Thông qua dự án đã tạo việc làm cho 281 lao động của 5 xóm với tổng số công tham gia là 8.083 công. Hỗ trợ vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật: 05 huyện nghèo đã thực hiện tiêm phòng hoàn thành 100% kế hoạch năm 2017.

+ Tiểu dự án 4 - Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài: tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho 646 cán bộ làm công tác đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài và tuyên truyền viên cơ sở xã, thôn xóm.

- Dự án 2: Chƣơng trình 135:

+ Tiểu dự án 1- Hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn: tổng số vốn đƣợc phân bổ là 535,376 triệu đồng, đã thực hiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng đƣợc

479 công trình. Kết quả giải ngân đƣợc 324,606/535,376 tỷ đồng đạt 60,60% KH.

+ Tiểu dự án 2 - Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn: đã thực hiện hỗ trợ: Giống cây trồng 1.568.316 cây; giống vật nuôi nhƣ bò, lợn, gà, vịt 10.391 con; máy móc thiết bị, công cụ sản xuất 6.733 cái; phân bón các loại 3.533.930 kg; mua thức ăn chăn nuôi 5.878 kg; làm chuồng trại, lò sấy 324 cái; tổ chức tập huấn khuyến nông, khuyến lâm đầu bờ đƣợc 59 lớp; xây dựng đƣợc 10 mô hình sản xuất điểm. Kết quả giải ngân đƣợc 90,38/131,70 tỷ đồng đạt 68,60%KH.

+ Tiểu dự án 3- Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; thôn bản đặc biệt khó khăn: Ban Dân tộc đã mở đƣợc 48 lớp với 5.013 học viên. Kết quả giải ngân 8,7/18,659 ty đồng, đạt 47% KH.

- Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chƣơng trình 30a và Chƣơng trình 135: đã thực hiện đƣợc dự án chăn nuôi bò sinh sản triển khai tại xã Thái Học huyện Nguyên Bình và xã Dân Chủ huyện Hòa An với 42 hộ tham gia, số vôn thực hiện 1 tỷ đông; tiêp tục triển khai dự án tạo việc làm công cho ngƣời nghèo tại xã Dân Chủ huyện Hòa An, tạo việc làm công cho 105 lao động của 02 xóm Lũng Lìu và Lũng Lạ, mức thu nhập từ tiền công làm đƣờng từ 2 triệu - 2,5 triệu/ngƣời/tháng; tuyên đƣờng đã thi công hoàn thành chiều dài trên 3 km, ngƣời dân đi lại thuận tiện.

- Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

Kinh phí thực hiện 1,28 tỷ đồng, đã tổ chức 15 cuộc truyền thông tinh thần tự lực tự cƣờng, nói chuyện chuyên đề, học tập các mô hình đã thực hiện thành công với 2.547 ngƣời tham gia; tổ chức 02 cuộc đối thoại chính sách tại tỉnh với 300 ngƣời tham gia; in tài liệu tuyên truyền về các chính sách mới

của Chƣơng trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 với số lƣợng 2.500 quyển, cấp cho 2.500 trƣởng thôn/xóm/tổ dân phố để triển khai chế độ chính sách tại cơ sở. Tổ chức tập huấn bồi dƣỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở, xây dựng nội dung chƣơng trình cô động cho các đội thông tin cơ sở và hô trợ thiết bị nghe - xem, 100 bộ (Tivi màu 32 inch và đầu thu tín hiệu truyền hình vệ tinh) cho đối tƣợng là các hộ nghèo dân tộc thiểu số sống tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khan.

- Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiên Chƣơng trình:

Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo: Tổ chức đƣợc 19 lớp tập huấn về các chế độ chính sách mới về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết 3Oa chính sách bảo hiểm y tế với 4.284 lƣợt cán bộ tham gia, 37 lớp tập huấn công tác giảm nghèo tại cấp tỉnh và cấp huyện với 3.969 lƣợt ngƣời tham dự, 01 lớp tập huấn thu thập thông tin phiếu C1 với 230 ngƣời tham dự; phối hợp với Ban quản lý dự án tăng cƣờng trợ giúp xã hội Việt Nam tổ chức 01 lớp tập huấn nhập dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách bảo trợ xã hội với 52 hoc viẻn tham dự.

2.4.1.2. Những thành tựu cơ bản trong công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

- Trong thời gian qua cùng với đẩy mạnh đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo bền vững đã thực sự trở thành nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, thu hút đƣợc các tầng lớp tham gia, trong đó có cả ngƣời nghèo; tạo thành phong trào sâu rộng trong toàn tỉnh và đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ƣu tiên cho công tác giảm nghèo bền vững; thể hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hƣớng

tới ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo, các đối tƣợng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội tiến tới giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.

- Hệ thống chính sách, cơ chế, dự án về giảm nghèo bền vững bƣớc đầu đƣợc hoàn thiện và đi vào cuộc sống nhƣ: Tín dụng ƣu đãi, hƣớng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ về giáo dục, y tế, hỗ trợ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.. tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho giảm nghèo và tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất cho các địa phƣơng khó khăn để phát triển sản xuất và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân.

- Nhiều mô hình hộ gia đình, ấp, khu phố, xã, huyện giảm nghèo có hiệu quả đƣợc Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh nhân rộng góp phần giúp các địa phƣơng học tập và vận dụng một cách sáng tạo vào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phƣơng.

- Chính quyền địa phƣơng đã chú trọng đến việc phát triển kinh tế song song với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trƣờng, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nói chung, trong đó có ngƣời nghèo, ngƣời cận nghèo đã thay đổi theo hƣớng tích cực hơn so với trƣớc, hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bƣớc tiếp cận đƣợc các chính sách mà nhà nƣớc hỗ trợ để phát triển kinh tế, vƣơn lên thoát nghèo.

- Trong quá trình thực hiện tỉnh đã tranh thủ đƣợc các nguồn lực nƣớc ngoài và của trung ƣơng cả về mặt vật chất, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm. Việc thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững không phải chỉ các cơ quan nhà nƣớc thực hiện mà còn có sự nỗ lực, đồng lòng và phối hợp của các tổ chức đoàn thể, các hội viên, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân cùng tham gia, trong đó có hộ nghèo. Chính quyền địa phƣơng đã huy động đƣợc sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đây chính là bài học sâu sắc nhất qua nhiều năm tỉnh triển khai công tác giảm nghèo bền vững.

- Công tác thanh tra, kiểm tra chính sách giảm nghèo bền vững ngày càng đƣợc nâng cao, công tác này đã đƣợc UBND tỉnh, Ban chỉ đạo giảm

nghèo bền vững tỉnh và UBND các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc qua đó nhằm phát hiện những sai sót, khuyết điểm hoặc những vấn đề không phù hợp để kịp thời uốn nắn, khắc phục những sai phạm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quà công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững.

- Điều kiện sống của ngƣời thuộc hộ nghèo đã đƣợc cải thiện rõ rệt, một số nhu cầu xã hội thiết yếu của ngƣời nghèo cơ bản đƣợc đáp ứng: nhà ở, nƣớc sinh hoạt, khám chữa bệnh, giáo dục và đào tạo, việc làm, tăng thu nhập, giúp họ tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nƣớc và cộng đồng.

Với kết quả nêu trên, chƣơng trình giảm nghèo bền vững tỉnh Cao Bằng đã đƣợc đánh giá là một trong những chƣơng trình kinh tế xã hội có hiệu quả trong những năm qua; đồng thời Cao Bằng còn đƣợc các Chính phủ, các Bộ ngành Trung ƣơng công nhận là một trong những tỉnh giảm nghèo nhanh và là điểm sáng về giảm nghèo bền vững của cả nƣớc.

2.4.1.3. Hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Về chủ trương: Việc tiếp tục thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững luôn đƣợc sự đón nhận đồng tình ủng hộ của nhân dân vùng miền núi nói chung, vùng đặc biệt khó khăn nói riêng. Sau gần 3 năm tổ chức thực hiện chƣơng trình và từ kết quả đạt đƣợc đã khẳng định tính đúng đắn về chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện, xã, thôn, bản ĐBKK, thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững đối với vùng đồng bào các dân tộc. Đây là một chính sách lớn, đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng nhiều, thiết thực, cơ chế chính sách rõ ràng, đơn giản dễ thực hiện, không còn cơ chế xin cho; phân cấp mạnh cho cơ sở, huyện và xã làm chủ đầu tƣ, từ đó nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và cộng đồng tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân. Quán triệt mục tiêu, yêu cầu của chƣơng trình, các cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở đã xác định việc triển

khai thực hiện chƣơng trình là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phƣơng, nhiều địa phƣơng có cách làm sáng tạo, vận dụng một cách sát thực tế, nên tiến độ, chất lƣợng chƣơng trình ngày càng cao...

Về phát triển kinh tế - xã hội: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thực sự là một đòn bẩy kinh tế, có tác động sâu sắc mang lại hiệu quả nhiều mặt về đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc miền núi vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Sau gần 3 năm thực hiện cơ sở vật chất ở các huyện, xã, thôn bản ĐBKK đƣợc tăng cƣờng và đã làm nên sự thay đổi lớn ở nhiều địa phƣơng. Chƣơng trình đã đầu tƣ xây dựng đƣợc 552 công trình cơ sở hạ tầng, bình quân cho mỗi xã ĐBKK từ 3 - 4 công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; Đã hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ nghèo có điều kiện mua máy móc, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, vật tƣ nông nghiệp phát triển sản xuất và chăn nuôi để có thể sản xuất vƣơn liên thoát nghèo.

Về xoá đói giảm nghèo: Đã có sự tác động mạnh mẽ, thiết thực và trực tiếp đến cuộc sống của từng ngƣời dân trên địa bàn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng và tích cực, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Tốc độ xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng tƣơng đối cao, giai đoạn 2011-2015 bình quân mỗi năm giảm 4,44 %/năm; Năm 2016 tỷ lệ giảm nghèo là 3,93%, năm 2017 tỷ lệ giảm nghèo là 3,86%. Ngoài những kết quả cụ thể về xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động về văn hóa, giáo dục, y tế chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc miền núi cũng đƣợc cải thiện rõ rệt, hệ thống chính trị ở cơ sở đƣợc củng cố, đội ngũ cán bộ xã, thôn bản đƣợc nâng lên.

Về giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo quốc phòng trên các vùng chiến lược xung yếu: Hầu hết các xã thuộc Chƣơng trình 135 nằm trong địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có điều kiện khó khăn phức tạp về nhiều mặt. Trƣớc đây đời sống nhân dân khó khăn, nạn phá

rừng làm nƣơng rẫy khá phổ biến, tệ nạn xã hội gia tăng, là nơi bọn phản động lợi dụng tôn giáo truyền đạo trái phép, tuyên truyền phản động, kẻ xấu xúi dục dân di cƣ tự do, gây phá hoại nhiều mặt, trong khi đó tổ chức cơ sở Đảng, Hệ thống chính trị, Bộ máy Quản lý Nhà nƣớc ta bộc lộ nhiều mặt yếu kém, ngƣời dân thiếu chỗ dựa, giảm lòng tin.

Cùng với việc thực hiện các chính sách thông qua Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo và với việc thực hiện đồng bộ các dự án thành phần của Chƣơng trình 135 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và trình độ dân trí. Đã nâng cao một bƣớc về trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, chính quyền cơ sở xã, thôn, bản và nâng cao năng lực của cộng đồng các dân tộc thông qua việc tham gia quản lý, xây dựng và giám sát chƣơng trình, góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững an ninh quốc phòng, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và củng cố lòng tin của nhân dân vào đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, tăng cƣờng tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Góp phần củng cố và tăng cường đoàn kết dân tộc, nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đƣợc sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ, trách nhiệm của nhân dân cả nƣớc, đặc biệt là đã trực tiếp nâng cao một bƣớc về đời sống vật chất và tinh thần cho hơn 52 vạn đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; thu hút đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội từ Trung ƣơng đến cơ sở; kinh tế - xã hội các huyện, các xã ĐBKK có bƣớc phát triển mạnh, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh; giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, miền của tỉnh, góp phần thực hiện công bằng xã hội, tăng cƣờng tinh thần đoàn kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)