Tổng quan về tình trạng nghèo đói trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 59 - 66)

Cao Bằng theo Quyết định số 275/QĐ-TTg, ngày 7/3/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ V/v phê duyệt danh sách các huyên nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018-2020, có 156 xã đặc biệt khó khăn và 98 xóm đặc biệt khó khăn thuộc Chƣơng trình 135. số hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 (thời điểm điều tra tháng 12/2015) toàn tỉnh có 52.409 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 42,53%. Cơ sở hạ tầng các xã, thôn đặc biệt khó khăn còn thiếu, trình độ dân trí không đồng đều, xuất pháp điểm kinh tế thấp, đời sống của ngƣời dân còn nhiều khó khăn.

Cùng với sự đổi mới của đất nƣớc, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Cao Bằng đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ, công cuộc giảm nghèo đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo vẫn còn tồn tại, nhất là về chiều sâu, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn là một trong 03 tỉnh có tỷ lệ cao nhất trong cả nƣớc.

Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc. Các chƣơng trình, dự án hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, Chính phủ đƣợc triển khai đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống, từng bƣớc giảm nghèo bền vững, cụ thể:

Bảng 2.1: Tổng hợp hộ nghèo tỉnh Cao Băng giai đoạn 2011 – 2017

TT Năm

Tổng số hộ dân

Số hộ nghèo

đầu năm Số hộ thoát nghèo

Số hộ phát sinh nghèo Số hộ tái nghèo Số hộ nghèo cuối năm Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Theo chuẩn nghèo cũ

1 2011 117.401 44.233 38,06 8.240 7,02 2.169 1,85 556 0,47 38.718 32,98

2 2012 118.856 38.718 32,98 7.746 6,52 2.059 1,73 514 0,43 33.545 28,22

3 2013 120.333 33.545 28,22 6.530 5,43 1.686 1,40 421 0,35 29.122 24,20

4 2014 121.658 29.122 24,20 6.094 5,01 1.095 0,90 273 0,22 24.396 20,05

5 2015 122.940 24.397 20,05 5.069 4,12 128 0,10 38 0,03 19.494 15,86

Theo chuẩn nghèo đa chiều

1 2016 124.531 52.409 42,53 5.837 11,14 1.433 2,98 65 0,14 48.070 38,06

2 2017 125.378 48.106 38,63 6.293 13,08 1.601 3,67 178 0,41 43.592 34,77

(Nguồn: Các báo cáo điều tra hộ nghèo hộ cận nghèo từ năm 2011-2017 của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Cao Bằng)

Giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 13/01/2011 của Thủ tƣớng chính phủ về ban hành tiêu chí xác định Theo đó, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/ngƣời/tháng (từ 4,8 triệu đồng/ngƣời/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/ngƣời/tháng (từ 6 triệu đồng/ngƣời/năm) trở xuống. Theo đó, đầu năm 2011, toàn tỉnh có 44.233 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 38,06% so với tổng số hộ nhân dân của tỉnh, đến cuối năm 2015, toàn tỉnh còn 19.494 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 15,86%, giai đoạn 2011- 2015, Cao Bằng đã giảm đƣợc 24.739 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm trong giai đoạn 2011-2015 là 22,2%.

Từ năm 2011 - 2015, tổng vốn hỗ trợ sản xuất cho các xã và xóm ĐBKK gần 131 tỷ đồng. Các địa phƣơng đã mua giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, nông cụ cấp cho 17.500 hộ nghèo và cận nghèo. Tổng kinh phí đầu tƣ xây dựng hạ tầng cơ sở trên 831 tỷ đồng. Đã đầu tƣ xây dựng 702 công trình giao thông, thủy lợi, trạm y tế xã, trƣờng học, nƣớc sinh hoạt, điện, chợ... Trung ƣơng đã cấp trên 10 tỷ đồng cho tỉnh mở 189 lớp tập huấn, bồi dƣỡng, đào tạo nghề cho cán bộ cơ sở, dạy nghề cho thanh niên, tổ chức tập huấn cho 1.200 lƣợt cán bộ xã về quản lý đầu tƣ xây dựng công trình thuộc Chƣơng trình 135, công tác duy tu, bảo dƣỡng công trình. Toàn tỉnh đƣợc cấp trên 38 tỷ đồng duy tu, bảo dƣỡng các công trình, góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ trên 38,06% (đầu năm 2011) xuống còn 15,86% (hết năm 2015).

- Giai đoạn 2016 - 2020, với cách tiếp cận các tiêu chí nghèo đa chiều theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 9/11/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 đã có nhiều thay đổi. Các tiêu chí tiếp cận đo lƣờng nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Về tiêu chí thu nhập, chuẩn nghèo ở khu vực

nông thôn là 700 nghìn đồng/ngƣời/tháng; khu vực thành thị 900 nghìn đồng/ngƣời/tháng. Quy định chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1 triệu đồng/ngƣời/tháng; khu vực thành thị 1 triệu 300 nghìn đồng/ngƣời/tháng, cao hơn mức quy định cũ. Ngoài tiêu chí về thu nhập, theo chuẩn nghèo mới còn có tiêu chí về mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh, thông tin. Các chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: Tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của ngƣời lớn; tình trạng đi học của trẻ

em; chất lƣợng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời; nguồn nƣớc sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Với cách tiếp cận này, số hộ nghèo, hộ cận nghèo ở tỉnh Cao Bằng thay đổi theo chiều hƣớng tăng. Theo Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, kết quả điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 của các huyện, thành phố, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo toàn tỉnh chiếm 52,36%, trong đó, hộ nghèo là 52.409 hộ, chiếm tỷ lệ 42,5% (tăng gấp gần ba lần so với chuẩn nghèo đơn chiều cuối năm 2015), hộ cận nghèo 12.110 hộ, chiếm tỷ lệ 9,83%.

Nếu xét nghèo đói theo địa bàn bàn thì huyện có tỷ lệ nghèo nhiều nhất là huyện Bảo Lâm với 7.193 hộ, chiếm tỷ lệ 62,97; huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là Thành phố Cao Bằng 797 hộ, chiếm tỷ lệ 3,97. Tuy nhiên số hộ nghèo tiềm ẩn có nguy cơ tái nghèo là rất cao (xem bảng 2.2):

Bảng 2.2: Số hộ nghèo của tỉnh Cao Bằng phân theo địa bàn:

(Nguồn: Các báo cáo điều tra hộ nghèo hộ cận nghèo từ 2011-2017 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng).

Số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh phân theo khu vực, trong đó:

+ Khu vực thành thị có 3.280 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,258%, hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số là 100%.

+ Khu vực nông thôn có 49.129 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 93,742%, hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số có 100%.

Số TT

Tên huyện, Thành Phố

Tỷ lệ hộ nghèo tại thời điểm

31/12/2015 (Theo chuẩn nghèo đa chiều)

Tỷ lệ hộ nghèo giảm năm 2016 Tỷ lệ hộ nghèo giảm năm 2017 Hộ nghèo Tỷ lệ % Hộ nghèo Tỷ lệ % Hộ nghèo Tỷ lệ % 01 Hoà An 4.814 35,78 4310 31,84 3794 27,76 02 Hà Quảng 4.554 57,71 4257 53,43 3713 46,14 03 Thông Nông 3.175 61,00 3039 57,49 2815 52,49 04 Nguyên Bình 4.744 53,96 4578 51,58 4450 49,64 05 Bảo Lạc 6.705 64,6 6205 58,99 5.735 53,73 06 Bảo Lâm 7.193 62,97 6605 56,55 6102 51,27 07 Trà Lĩnh 2.074 40,81 1838 35,91 1620 31,21 08 Quảng Uyên 4.705 48,61 4233 43,55 3827 39,16 09 Trùng Khánh 4.401 36,32 4040 33,05 3617 29,51 10 Phục Hoà 1.599 28,71 1444 35,86 1292 22,61 11 Hạ Lang 3.476 59,25 3205 54,18 2924 48,98 12 Thạch An 4.172 54,11 3667 47,33 3188 40,85 13 Thành Phố 797 3,97 649 3,19 515 2,57 Tổng cộng 52.409 42,53 48.070 38,60 43.592 34,77

Trong những năm qua tỉnh Cao Bằng đã tập trung chỉ đạo triển khai và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 38,06% năm 2011 xuống còn 15,86 % năm 2015 (giảm 22,2%, bình quân giảm 4,44%/năm). Các chính sách hỗ trợ đầu tƣ của Đảng và Nhà nƣớc đến đƣợc với ngƣời dân, ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua đó ngƣời dân đƣợc tiếp cận với các dịch vụ xã hội nhƣ y tế, giáo dục, tín dụng ƣu đãi, hỗ trợ phát triển sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, điều kiện sống, thông tin,...việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo (Chƣơng trình 30a), xã nghèo (Chƣơng trình 135), cùng với việc huy động, lồng ghép có hiệu quả nguồn lực của các Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án khác,... các nguồn vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp, tập đoàn đã đem lại bộ mặt mới cho nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tuy nhiên, tỷ lệ giảm hộ nghèo nhanh nhƣng chƣa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp, còn thiếu việc làm hoặc lƣời lao động. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn còn hạn chế; nguồn vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phân bổ thấp so với nhu cầu thực tế của địa phƣơng; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho ngƣời dân theo Chƣơng trình 135 và Nghị quyết 30a của các huyện, thành phố, hầu hết mới chỉ tập trung hỗ trợ trực tiếp giống cây trồng, vật nuôi, vật tƣ phân bón, hỗ trợ mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng chuồng trại chăn nuôi,... cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo mà ít triển khai xây dựng các mô hình điểm để nhân ra diện rộng; chƣa chú trọng hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ,... cán bộ chuyên trách ở các cấp còn thiếu và yếu, chủ yếu là kiêm nhiệm, cho nên khó khăn trong việc tham mƣu tổ chức thực hiện các chính sách, dự án của Chƣơng trình. Mặt khác, do xuất phát điểm kinh tế - xã hội của tỉnh thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; thiên tai, hạn hán, rét

đậm, rét hại thƣờng xuyên xảy ra làm ảnh hƣởng lớn đến tình hình đời sống và sản xuất của ngƣời dânNguyên nhân của tình trạng nghèo đói trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Qua nghiên cứu trên cho thấy, các yếu tố ảnh hƣởng đến nghèo đói ở từng khu vực có những yếu tố khác nhau. Nhƣng nhìn chung, đối với ngƣời nghèo do các yếu

tố ảnh hƣởng đến nghèo đói thƣờng là: thiếu vốn; không có kinh nghiệm; thiếu việc làm; đất canh tác ít; trình độ văn hóa; . . . các nguyên nhân này có mối quan hệ với nhau và đó là những yếu tố ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống ngƣời dân nghèo.

Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ- TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, cuối năm 2015, toàn tỉnh Cao Bằng có 52.409 hộ nghèo/123.221 hộ, chiếm 42,53%; có 12.110 hộ cận nghèo chiếm 9,83%. Đánh giá và xác định hộ nghèo theo phƣơng pháp đo lƣờng từ nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều đƣợc phân tích cụ thể đời sống của ngƣời nghèo theo 5 chiều thiếu hụt ở 10 chỉ số nhƣ sau:

Tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số so với tổng số hộ nghèo: + Thiếu hụt về tiếp cận dịch vụ y tế 6,39%;

+ Thiếu hụt BHYT 7,59%;

+ Thiếu hụt về chỉ số trình độ giáo dục của ngƣời lớn 12,37%; + Thiếu hụt về chỉ số tình trạng đi học của trẻ em 2,08%; + Thiếu hụt về chỉ số chất lƣợng nhà ở 33,28%;

+ Thiếu hụt về diện tích nhà ở 17,31%;

+ Thiếu hụt về nguồn nƣớc sinh hoạt 42,36%: + Thiếu hụt về Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh 90,36%; + Thiếu hụt về sử dụng dịch vụ viễn thông 18,48%;

+ Thiếu hụt về tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 32,12%.

Qua những số liệu trên cho thấy tình hình đời sống của ngƣời dân khu vực nông thôn đặc biệt là ngƣời nghèo còn rất khó khăn, thiếu thốn về các nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, nên vấn đề giải quyết việc làm gắn với nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động gặp nhiều khó khăn, nhất là việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Ket cấu hạ tầng các xã và xóm còn nhiều hạn chế, mức độ tiếp cận với các dịch vụ nhƣ nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng, nhà ở, thiết bị thông tin còn ở mức thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh cao bằng (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)