Kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Sở Tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 107)

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Sở Tà

tỉnh Quảng Trị

Nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác lập dự toán, khắc phục việc phân bổ kinh phí hành chính theo đầu người và ổn định số liệu cơ sở làm căn cứ tính dự toán như: số dân, số học sinh cho cả một giai đoạn ổn định ngân sách mà không tính đến đặc thù của đơn vị, đảm bảo phát huy quyền chủ động của các huyện, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của dự toán ngân sách để có số trợ cấp cân đối hợp lý.

Đ y mạnh hơn nữa việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho các huyện đảm bảo hợp lý gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương nhất là việc phân cấp các Trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã thị trấn về cho huyện quản lý. Phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế giữa các cấp ngân sách trên cơ sở phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế cho phù hợp.

Tỉnh cần chỉ đạo các ngành, các cấp đặc biệt là các ngành bảo vệ pháp luật tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm để tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương về tài chính, ngân sách.

Tỉnh cần tăng cường hướng dẫn, thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán đồng thời định kỳ kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về chính sách, chế độ đối với cán bộ làm công tác quản lý tài chính ở các huyện và các xã, phường, thị trấn.

Tiếp tục đ y mạnh đầu tư cơ sở vật chất về công nghệ, thông tin để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách được đúng tầm, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất nhanh trong số liệu thu, chi giữa các ngành Tài chính - Kho bạc - Thuế đáp ứng được yêu cầu của cấp có th m quyền cũng như phục vụ cân đối ngân sách trên địa bàn huyện.

của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các quy định về luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cấp trên chỉ dừng lại ở việc giao kế hoạch thu, chi, phân định nhiệm vụ, quyền hạn, nguồn thu, nhiệm vụ chi, xác định định mức bổ sung. Tiếp tục mở rộng các đối tượng thực hiện chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho cơ quan Đảng, các hội đoàn thể và cấp xã, thị trấn.

Cần có biện pháp củng cố, chu n hóa, nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm với công việc, quyền lợi của các thành viên trong ngành kế toán tại các đơn vị của huyện.

Áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầu ra nhằm gắn kết với chính sách, kế hoạch với ngân sách. MTEF (Medium-Term Expenditure Framework) đề ra một giới hạn nguồn lực trong trung hạn (3 đến 5 năm) được phân bổ từ trên xuống nhằm đảm bảo kỷ luật tài chính và đòi hỏi xây dựng dự toán chi phí thực hiện chính sách từ dưới lên, thống nhất các chính sách chi tiêu theo thứ tự ưu tiên chiến lược.

3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ, ộ Tài chính

Thứ nhất, hướng theo kết quả đầu ra gắn liền với chính sách và kế

hoạch ngân sách, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công.

Thứ hai, Chính phủ cần thống nhất quản lý chế độ tiêu chu n định mức

bao gồm: các định mức do Bộ Tài chính ban hành, các định mức quy định mức khung, giao HĐND tỉnh, huyện quyết định đảm bảo phù hợp với đặc điểm địa phương. Xây dựng khung định mức chi ngân sách với các hệ số khác nhau để phù hợp với yêu cầu và khả năng ngân sách của từng cấp chính quyền; đặc điểm và điều kiện địa lý của từng vùng; quy mô và tính chất đặc thù của cơ quan quản lý Nhà nước. Áp dụng định mức khung chi theo công

việc thay cho áp dụng định mức chi theo biên chế. Ban hành hệ thống tiêu chu n trang thiết bị và phương tiện làm việc phù hợp với từng loại chức danh công chức, viên chức để áp dụng thống nhất trong các cơ quan Nhà nước. Định mức đó cho phép các cơ quan được quyền điều chỉnh trong quá trình thực hiện, phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng ngân sách của mình.

Thứ ba, thống nhất hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP

và 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo đồng bộ trong đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với các đơn vị hành chính và sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương. Xây dựng tiêu chí khung đánh giá gồm: khối lượng, chất lượng công việc thực hiện, thời gian giải quyết công việc, tình hình chấp hành chính sách, chế độ và quy định về tài chính.

Thứ tư, thay đổi thời gian quy trình xây dựng dự toán ngân sách sớm

hơn: Hầu hết các nước đều quy định năm ngân sách dài 12 tháng, có nước trùng với năm dương lịch, có nước không trùng, tuỳ theo tập quán mỗi nước. Quy trình dự toán ngân sách của Việt Nam dài khoảng 6 đến 7 tháng nhưng ở các nước trong khu vực thường là 10 đến 11 tháng. Dự toán được phê chu n trước ngày bắt đầu của năm ngân sách mới. Năm ngân sách là một nguyên tắc lớn trong quản lý ngân sách kiểu truyền thống. Hết năm ngân sách, dự toán kinh phí không tự chủ chưa sử dụng đều hết giá trị. Nhưng điều này sẽ khác khi quản lý ngân sách theo mô hình mới, dựa theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung hạn. Thời gian xây dựng dự toán ngân sách đủ dài và được quy định rõ ràng sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng chu n bị, lập, th m tra, thảo luận dự toán ngân sách tốt hơn.

Nếu tính từ khi Chỉ thị của Thủ tướng về xây dựng dự toán NSNN được ban hành thì quy trình DTNS Việt Nam bắt đầu từ 31/5; Thời điểm UBTVQH cho ý kiến về định mức phân bổ, chế độ chi ngân sách quan trọng thì thời điểm bắt đầu dự toán ngân sách từ 1/5; Quy định chính thức về thời

điểm "xuất phát" của quy trình ngân sách như ở Việt Nam là khá muộn so với thế giới.

3.3.3. Kiến nghị đối với đơn vị sử dụng ngân sách

Các đơn vị dự toán phải chủ động xây dựng tiêu chí và phương pháp phân bổ dự toán phù hợp với đặc thù của ngành. Tổ chức tốt công tác đàm phán để phân bổ dự toán giữa các đơn vị dự toán cấp trên với các đơn vị dự toán trực thuộc. Kết quả phân bổ NSNN phải công khai, minh bạch trong tất cả các đơn vị thuộc ngành theo đúng quy chế về công khai tài chính - NS của Chính phủ.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phát kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020 và các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra nhằm phấn đấu đạt được.

Qua đó nêu lên những quan điểm trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước nhằm góp phần đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách đúng, sát theo kế hoạch.

Đề xuất hệ thống các giải pháp cụ thể và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Gio Linh trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Gio Linh có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Với sự đầu tư trong quá trình nghiên cứu luận văn đã hoàn thành, đáp ứng được yêu cầu của luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng với những nội dung khoa học chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa có bổ sung và hoàn thiện cơ sở khoa học về chi

NSNN đặc biệt là quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện như: khái niệm, cơ cấu, vai trò, sự cần thiết, nguyên tắc, các phương thức quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện, các nhân tố ảnh hưởng cũng như nội dung của quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện.

Thứ hai, tổng kết kinh nghiệm của các địa phương, từ đó rút ra vấn đề

cần nghiên cứu cho quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Gio Linh

Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng tại huyện Gio Linh, chỉ ra

những hạn chế, nguyên nhân, đây được coi là vấn đề cần giải quyết hiện nay trong việc quản lý chi thường xuyên NSNN tại địa bàn huyện.

Thứ tư, đề xuất định hướng thực hiện trong thời gian tới và các quan

điểm, mục tiêu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách tại địa bàn.

Thứ năm, đề xuất các giải pháp đồng bộ về chính sách, về quản lý

nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho việc quản lý tốt nhu cầu chi thường xuyên. Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ tài chính, chính quyền tỉnh Quảng Trị nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, các chính sách vĩ mô để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đã được đề xuất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2006), Luật Ngân sách Nhà nước và hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Châu (2011), Quản lý chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học viện tài chính, Hà Nội.

3. Học viện hành chính (2004), Giáo trình quản lý Nhà nước về Tài chính công.

4. HĐND huyện Gio Linh, (2016-2018), Nghị quyết và dự toán thu- chi ngân

sách năm 2016,2017,2018.

5. HĐND huyện Gio Linh, (2016-2018), Nghị quyết và báo cáo quyết toán thu- chi ngân sách năm 2016,2017 và 6 tháng năm 2018.

6. Trần Thị Lan Hương (2015), “Kinh nghiệm quản lý ngân sách của một số nước”, Tạp chí Tài chính, số 620 (11/2015), tr.57-58.

7. Kho bạc Nhà nước huyện Gio Linh (2016-2018), Báo cáo tổng kết thu - chi

ngân sách Nhà nước hàng năm.

8. Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Minh (2009), Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh

tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế.

10. Phan Thái Nam (2010), “Kiến nghị về công tác rà soát chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN tại tỉnh Bình Định”, Tạp chí Quản

lý ngân quỹ Quốc gia, số 98(8/2010), tr.22-23.

11. Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Gio Linh, Báo cáo thu chi ngân sách nhà nước huyện 2016, 2017 và 6 tháng 2018.

12. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình lý thuyết Tài chính - Tiền tệ, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

tại tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.

14. Lê Toàn Thắng (2011), “Phân cấp quản lý ngân sách của một số Quốc gia”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 113(11/2011), tr.50-51

15. Nguyễn Bá Trì (2006), Hoàn thiện quản lý Nhà nước về chi NSNN qua kho bạc Nhà nước, Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội.

16. Trần Đình Ty (2003), Quản lý tài chính công, Nxb. Lao động, Hà Nội. 17. Đỗ Thị Xuân (2010), “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách trên

địa bàn tỉnh Ninh Bình”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 98

(8/2010), tr.16-18.

18. UBND huyện Gio Linh, (2015), Báo cáo tình hình KT-XH và công tác chỉ

đạo điều hành của UBND huyện giai đoạn 2015-2020.

19. UBND huyện Gio Linh, (2015), Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)