Thứ nhất, Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong cơ cấu tổ chứcbộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN
- Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý ở trung ương cũng như địa phương. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi dàn trải, phân bổ chi thường xuyên không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đ y được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…
- Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi thường xuyên NSNN ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi thường xuyên NSNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính đảm bảo theo dự toán đã đề ra.
Do đó, năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý chi thường xuyên NSNN.
Thứ hai, quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong quản lý chi thường xuyên
địa phương trong cơ cấu tổ chức bộ máy các cấp không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên NSNN, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN.
Thứ ba, quy trình quản lý chi thường xuyên
Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi thường xuyên NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn địa phương.
Thứ tư, Công nghệ quản lý chi thường xuyên NSNN tại địa phương
Công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN hiện đại trên địa bàn địa phương. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN ở địa phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó.
1.5. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ở một số tỉnh
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ở thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng phố Đà Nẵng
* Kinh nghiệm thành phố Huế
Thành phố Huế là một trong những địa bàn có nguồn thu và nhiệm vụ chi lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong những năm qua, thành phố Huế luôn thực hiện tốt công tác quản lý chi NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự
toán được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu chu n định mức, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, vừa đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
Để đạt được những kết quả trên, thành phố Huế đã tập trung làm tốt một số công việc sau:
- Công tác lập và phân bổ dự toán luôn bám sát các tiêu chu n, định mức chi tiêu, đảm bảo bố trí kinh phí hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhằm tăng tính chủ động trong việc cân đối nguồn thu và nhiệm vụ chi.
- Trong quá trình chấp hành ngân sách luôn có sự phối hợp tốt giữa cơ quan tài chính, KBNN và UBND thành phố Huế để tháo gỡ những vướng mắc trong công tác điều hành ngân sách.
- Công tác thanh tra, quyết toán các khoản chi thường xuyên NSNN của các cơ quan chức năng luôn được chú trọng đúng mức.
- Hàng năm UBND thành phố Huế rà soát, bố trí các cán bộ làm công tác kế toán cho các đơn vị sử dụng NSNN phù hợp với trình độ chuyện môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng được công việc được giao và đúng quy định của Luật Kế toán.
* Kinh nghiệm thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là đô thị loại I, thành phố lớn nhất miền Trung nước ta, có hệ thống giao thông đa dạng và thuận tiện: có quốc lộ 1A, 14A, đường sắt, hàng không, đường thủy; có cảng nước sâu Tiên Sa và Liên Chiểu. Hệ thống thông tin liên lạc của thành phố phát triển mạnh, là một trong ba trung tâm viễn thông lớn nhất nước ta. Trong quản lý chi NSNN gắn với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Đà Nẵng đã thực hiện một số chính sách:
- Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng phục vụ thúc đ y tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định bền vững, chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước. Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các
nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh đề ra trong thời kỳ trung hạn.
- Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch… Đồng thời đ y mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.
- Thực hiện việc giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu (giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, giao thông vận tải…) trên cơ sở sửa đổi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Đ y mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp theo hướng tập trung cho các nhiệm vụ mang tính xã hội (chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo, đối tượng chính sách…) còn lại huy động nguồn lực xã hội để phát triển.
- Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ xã hội.
Một trong những yếu tố có tính quyết định để Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ trong những năm qua là sự quan tâm đúng mức và thực hiện một cách khoa học hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN từ NSNN trên địa bàn thành phố.
1.5.2. ài h c r t ra về quản l ý chi thường xuyên cho huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi thường xuyên NSNN, quản lý chi thường xuyên NSNN, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi thường xuyên NSNN của huyện
Gio Linh, tỉnh Quảng Trị như sau:
- Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch… Đồng thời đ y mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.
- Cần phải chấp hành đúng quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước theo quy định của nhà nước từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán cho đến khâu thanh tra, quyết toán NSNN.
- Cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý NSNN để có sự đồng bộ trong công tác quản lý chi NSNN, đặc biệt là giữa cơ quan tài chính và KBNN.
- Cần có sự tuyên truyền, tập huấn, nâng cao ý thức cho các thủ trưởng cũng như cán bộ kế toán các đơn vị sử dụng NSNN trong việc chấp hành dự toán NSNN.
- Cần minh bạch trong quản lý NSNN để nâng cao tính trách nhiệm cho các cơ quan quản lý và sử dụng ngân sách.
Kinh nghiệm của địa phương khác là rất quý báu, tuy nhiên, do thể chế chính trị, đặc điểm KTXH, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt, tránh rập khuôn, máy móc. Mọi chính sách thực thi có hiệu quả cần phải có sự đồng thuận từ phía nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư....
Tiểu kết chương 1
Hệ thống hóa những vấn đề về ngân sách nhà nước, chi thường xuyên ngân sách nhà nước và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện. trong đó, trình bày những vấn đề chung về ngân sách nhà nước, chi thường xuyên ngân sách nhà nước, quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện trên cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và các quy định luật pháp hiện hành của Việt Nam.
Trình bày kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của một số địa phương trong nước, đối chiếu với các quy định về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Việt Nam để phát hiện những nội dung mới, khả thi và hiệu quả cao để nghiên cứu áp dụng trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước nói chung và ở địa phương nói riêng.
Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
TỪ NĂM 2016-2018
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội huyện Gio Linh
2.1.1. Đặc điểm, địa l ý, tự nhiên, tiềm năng phát triển
Huyện Gio Linh nằm sát bờ Nam sông Bến Hải, chiều dài Đông – Tây gấp 3 lần chiều Bắc - Nam, diện tích 481,7km2 dân số có 70.500 nhân kh u, mật độ dân cư là 153 người/ km2 với tứ cận như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Vĩnh Linh, lấy sông Bến Hải làm ranh giới tự nhiên.
- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, thành phố Đông Hà và huyện Cam Lộ.
- Phía Tây giáp huyện Đakrông, huyện Hướng Hóa. - Phía Đông giáp với biển Đông.
Huyện Gio Linh có sống Bến Hải chạy qua ranh giới phía Bắc, Hướng Tây- Đông và giáp với huyện Vĩnh Linh rồi đổ ra biển Cửa Tùng. Ở phía Nam có dòng sông Hiếu chạu từ Đông Hà về đổ ra biển Cửa Việt. Trong nội huyện có các con sông nhỏ chạy qua. Nhờ vào lượng phù sa của các con sông đó mà huyện Gio Linh có đồng bằng phì nhiêu từ quốc lộ 1A, thích hợp cho việc trồng lúa nước và hoa màu. Phía trên Quốc lộ 1A là vùng đất đỏ bazan, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu và một số cây ăn quả. Ngoài ra huyện Gio Linh còn có một số bãi biển tiềm năng phát triển như : bãi biển Cửa Việt, Gio Hải và huyện biển Trung Giang. Huyện Gio Linh có chung với huyện Vĩnh Linh 2 bãi biển là Cửa Tùng và Cửa Việt, một nơi la cảng biển du lịch còn một nơi là cảng biển thương mại.
Huyện Gio Linh có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc – Nam và đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua, nối liên giao thong các tỉnh miền Bắc và miền Nam. Trong nội huyện có các tuyến đường huyết mạch như đường 74 và 75, 3 tuyến đường chiến lược quan trọng nối liền Cửa Tùng, Cửa Việt. Đó cũng chính là thuận lợi để Gio Linh phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nghĩa trang Trường Sơn và tượng đài Dốc Miếu là 02 di tích lịch sử quốc gia, đây là một điểm để nhân dân cả nước về tri ân và thăm chiến trường xưa.
2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội huyện Gio Linh
Nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, tiếp tục đ y mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các chương trình phát triển kinh tế vùng biển, vùng gò đồi, miền núi; đề án phát triển thương mại - dịch vụ để khai thác tiềm năng, thế mạnh của các tiểu vùng, phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực tù bên ngoài để tăng cường xây dựng cơ sở hạ tang, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và phát triển khoa học công nghệ. Quản lí và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo vệ môi trường gắn với phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện tốt các mục tiêu an ninh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tăng cường quốc phòng- an ninh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Với mục tiêu đ y mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ, công nghiệp- tiểu thủ công và xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp, những năm qua huyện Gio Linh đã khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển CN-TTCN. Chú trọng công tác quy hoạch phát triển CN-TTCN và chủ động điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình chung, phát triển CN-TTCN, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp để tiếp tục đ y mạnh phát triển CN-
TTCN đạt kết quả cao hơn, góp phần đ y nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện. Theo đó, huyện đã triển khai thực hiện các quy hoạch, đề án của tỉnh trên lĩnh vực CN-TTCN như Đề án tái cơ cấu ngành Công thương tỉnh Quảng Trị giai đọan 2016-2020; Đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Chương trình khuyến công tỉnh giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt, huyện Gio Linh luôn chú trọng phát triển các ngành CN-TTCN có khả năng cạnh tranh cao, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của huyện và phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn như chế biến nông, lâm, thủy sản, thực ph m và thức ăn chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí và các sản ph m từ kim loại, ưu tiên thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, công nghiệp sạch, sản ph m có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị kinh tế lớn và đảm bảo môi trường… Đến nay, huyện Gio Linh có 1.158 cơ sở sản xuất CN-TTCN với 2.485 lao động. Toàn huyện có 15 máy gặt đập liên hợp, 10 máy gặt lúa rải hàng, 165 máy kéo công suất dưới 34 mã lực…góp phần quan trọng vào phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, bền vững. Tổng giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2017 đạt 1.311,8 tỷ đồng. Hoạt động khuyến công được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Riêng trong năm 2017, UBND huyện có quyết định hỗ trợ 100 triệu đồng từ nguồn khuyến công cho 4 dự án; triển khai thực hiện đề án