Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 45)

Thứ nhất, Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi thường xuyên NSNN.

- Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý KTXH, nhờ đó các chủ trương, chính sách của Nhà nước có khả năng triển khai một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất, trên quy mô rộng lớn nhất. Nhà nước không thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà thực hiện quản lý mang tầm vĩ mô và mang tính hành chính - kinh tế, vì thế trong việc quản lý chi thường xuyên NSNN không thể thiếu hệ thống pháp luật. Chỉ có trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ và đủ mạnh Nhà nước mới phát huy được hiệu lực quản lý kinh tế - xã hội. Thực tế hiện nay, pháp luật trở thành công cụ quan trọng nhất trong việc quản lý, điều hành NSNN như: Luật NSNN, kế hoạch, hệ thống định mức chi tiêu, phân bổ ngân sách… Vì vậy đây là nhân tố vô cùng quan trọng có tác dụng kiềm hãm hay thúc đ y hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi thường xuyên NSNN ở địa phương.

- Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi thường xuyên NSNN ở địa phương. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi thường xuyên NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp

chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi thường xuyên NSNN một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.

Thứ hai, Khả năng về nguồn lực tài chính công

Dự toán về chi thường xuyên NSNN được lập luôn luôn dựa vào tính toán có khoa học của nguồn lực tài chính công huy động được, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách và các khoản thu khác các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch huy động nguồn thu, vì vậy, chi thường xuyên NSNN không được vượt quá nguồn thu huy động được, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương để lập dự toán chi thường xuyên NSNN hàng năm.

Thứ ba, Phân cấp quản lý NSNN

Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu chi của ngân sách. Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động KTXH ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm tạo sự chủ động và nâng cao tính tự chủ của từng địa phương với mục tiêu tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu đã được hoạch định.

Thứ tư, Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập

Việc quản lý chi thường xuyên NSNN luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển

kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về việc sử dụng các khoản chi thường xuyên chưa đúng mức và có tư tưởng ỷ lại Nhà nước, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị (Trang 43 - 45)