Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất đai ở thành phố Buôn Ma Thuột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 37 - 42)

Thuột

2.1.2.1. Công tác tuyên truyền

Từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực cùng với việc ban hành Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản dưới luật đối với lĩnh vực đất đai thì việc tuyên truyền các văn bản pháp luật về đất đai tại địa phương được chú trọng triển khai, nhờ vậy đã góp phần cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố ngày càng được chặt chẽ hơn.

UBND thành phố đã triển khai kịp thời các văn bản về quản lý đất đai của các cấp, các ngành và đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong thành phố thực hiện việc quản lý, sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố nên đã góp phần quan trọng để đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn.

Bên cạnh đó, UBND thành phố đã tổ chức các hội nghị tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về địa chính - xây dựng. Ngoài ra, thành phố còn tổ chức các hội thi, hội thảo; tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, truyền thanh của thành phố, xã, phường về chính sách văn bản pháp luật đất đai.

Đối với 13 phường nội thành đã được đo đạc bản đồ địa chính chính quy từ năm 1996 - 1998. Năm 2005 thành phố tiến hành chỉnh lý biến động, đến nay đã hoàn thành.

Đối với 8 xã đã được đo đạc bản đồ giải thửa từ giai đoạn 1989 - 1995. Nhìn chung hiện nay tài liệu này đã rất lạc hậu, sai số lớn, biến động nhiều; một số khu vực chưa được đo đạc khép kín. Đất Lâm nghiệp được đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/10.000 bằng phương pháp không ảnh.

Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được triển khai theo quy định; đến nay thành phố đã lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của cả 2 cấp (cấp thành phố và xã, phường) theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được xây dựng cùng với việc lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2020.

2.1.2.3. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt theo Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Đến nay thành phố đã xác định địa giới hành chính bằng các yếu tố mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ, được xác định ổn định không có tranh chấp; hồ sơ lưu trữ theo quy định.

2.1.2.4. Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSD đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính

Số giấy chứng nhận được cấp tính đến 31/12/2016 là 80.103 giấy. So sánh với những giai đoạn trước có thể nhận thấy tình hình cấp GCNQSDĐ đã được quan tâm đẩy nhanh tiến độ nên kết quả đạt được có chuyển biến rất tích cực.

Kết quả xử lý hồ sơ đăng ký cấp GCNQSDĐ theo hình thức tập trung được triển khai ở các xã, phường từ năm 2005 trên địa bàn thành phố: Tổng hồ sơ xã, phường đăng ký: 28.727 hồ sơ, trong đó hồ sơ đủ điều kiện giải quyết: 24.983 hồ sơ, hồ sơ không đủ điều kiện: 3.744 hồ sơ (trong đó hồ sơ đăng ký tập trung 13 phường: 25.977 hồ sơ, hồ sơ không đủ điều kiện là 3.744 hồ sơ, hồ sơ đủ điều kiện là 22.233 hồ sơ).

Văn phòng ĐKQSD đất đã xử lý: 23.820 hồ sơ, đạt 95,3 % so với tổng số hồ sơ đủ điều kiện. Số giấy chứng nhận đã cấp: 21.372 giấy, đạt 85,5% so với tổng số hồ sơ đủ điều kiện.

Kết quả lũy kế: Diện tích cấp GCNQSDĐ được 21.759,8 ha/25.298,78 ha đạt tỷ lệ 86% diện tích cần cấp.

Đối với 8 xã: Thực hiện công tác đo đạc bản đồ tại 08 xã, kế hoạch đo đạc xong trong năm 2014. Những đơn vị đã hoàn thành việc đo đạc (Cư Êbur, Hòa Phú, Hòa Xuân, Hòa Thuận, Ea Kao) đang triển khai công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ theo hình thức lồng ghép công tác đo đạc bản đồ địa chính với kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.

2.1.2.5. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trong những năm qua việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất ở cả cấp thành phố và cấp xã, phường được triển khai khá đồng bộ. Hiện nay thành phố đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2015-2020 ở cả hai cấp. Đây là nguồn tài liệu quan trọng làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào đất theo chiều sâu nhằm sử dụng có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.

Hiện nay, đối với 13/13 phường đã được UBND tỉnh ĐăkLăk phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm, Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020. Đối với 08 xã đã được UBND thành phố Buôn Ma Thuột phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm, Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020. Tuy nhiên công tác lập kế hoạch sử dụng đất chậm về thời gian, chưa bám sát nhu cầu sử dụng đất và theo kế hoạch đã được phê duyệt dẫn đến nhiều chỉ tiêu sử dụng đất đạt thấp, thực hiện chưa phù hợp quy hoạch.

2.1.2.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... Công tác này đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, bền vững, có hiệu quả. Kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm về khai thác nguồn nước, khai thác đá xây dựng và các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm,... góp phần ổn định tình hình chính trị - đất

đai trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, khi giá trị sử dụng đất đai ngày càng tăng lên, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng sai mục đích... ngày càng xảy ra phức tạp, đặc biệt ở các khu vực có kinh tế phát triển. Do vậy cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp thẩm quyền trong công tác quản lý đất đai nhằm ngăn chặn việc vi phạm Luật Đất đai.

2.1.2.4. Thực trạng về tổ chức bộ máy thực hiện đấu giá QSD đất Trước năm 2011:

Căn Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 08 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu giá QSD đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; Chỉ thị 18/2006/CT-TTg ngày 15/05/2006 về việc tăng cường thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản; Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định số 20/2010/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế đấu giá QSD đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

Theo đó UBND thành phố Buôn Ma Thuột thành lập hội đồng đấu giá QSD đất của thành phố theo từng thời điểm đấu giá; Thành phần hội đồng đấu giá gồm có: Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách kinh tế, làm Chủ tịch hội đồng, phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan thường trực, cán bộ chuyên môn của các phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Tư Pháp, phòng Kinh tế hạ tầng, cán bộ của Chi cục thuế thành phố Buôn Ma Thuột và Chủ tịch, cán bộ địa chính xã (phường) nơi có đất đấu giá; Hoạt động của hội đồng theo chế độ kiêm nhiệm. Kinh phí hoạt động được lấy từ phí đấu giá QSD đất, nếu không đủ thực hiện thì UBND thành phố cấp bổ sung theo tổng hợp đề xuất của phòng Tài chính – Kế hoạch.

Từ năm 2011 đến nay:

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 08/01/2010 của bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của tổ chức Phát triển quỹ đất.

UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 1235/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 về việc thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột.

UBND thành phố Buôn Ma Thuột ban hành Quyết định số 1009/2011/QĐ-UBND ngày 30/9/2011 về việc Quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột.

Quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột gồm các nội dung cơ bản sau:

Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột (gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND thành phố, chịu sự quản lý và chỉ đạo của UBND thành phố, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Trung tâm Phát triển quỹ đất có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất để đấu giá QSD đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định thị trường BĐS; nhận chuyển nhượng QSD đất; phát triển các khu tái định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá QSD đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất; quản lý đất đã thu hồi, đã nhận chuyển nhượng, đã tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng. Được cung cấp các văn bản về chính sách, pháp luật của Nhà nước và các tài liệu khác liên quan đến nhiệm vụ được giao; Tư vấn, cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao cho tổ chức và cá nhân; Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức kinh tế, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ, dịch vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; Thuê tư vấn, thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc do Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Phòng Hạ tầng và phát triển quỹ đất. Việc thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ do Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và Trưởng phòng Nội vụ thành phố. Tùy theo tình hình, yêu cầu nhiệm vụ, Giám đốc quyết định điều động viên chức, nhân viên thành lập tổ, nhóm chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ được giao. Biên chế của Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Buôn Ma Thuột là biên chế sự nghiệp do UBND tỉnh giao hàng năm trong tổng biên chế sự nghiệp của UBND thành phố Buôn Ma

Thuột. Ngoài số biên chế được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt hàng năm, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố còn được phép ký một số lao động hợp đồng có thời hạn để thực hiện các công việc liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị. Việc ký hợp đồng phải lập danh sách báo cáo Chủ tịch UBND thành phố và Phòng Nội vụ thành phố để theo dõi, quản lý.[24]

Việc quyết định thành lập trung tâm ngày 15/3/2011, ban hành quy chế hoạt động ngày 30/9/2011; nhưng đến 02/01/2012 mới đi vào hoạt động, tại thời điểm này trung tâm chưa đảm nhiệm hết chức năng nhiệm vụ mà chỉ mới tham gia giải phóng mặt bằng. Bắt đầu từ tháng 9/2012 đến nay Trung tâm mới thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo đúng quy định, trong đó có công tác đấu giá QSD đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)