Quan niệm quản lý nhà nƣớc đối với viên chức ngàn hy tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế từ thực tiễn bệnh viện phổi trung ương (Trang 25 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Quan niệm quản lý nhà nƣớc đối với viên chức ngàn hy tế

1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, mỗi quốc gia muốn phát triển và giữ đƣợc nhịp độ phát triển kinh tế, đều không thể không chú ý đến sự ổn định, công bằng và tiến bộ xã hội. Điều đó đƣợc thực hiện thông qua hệ thống phục vụ, cung cấp các nhu cầu cơ bản cho ngƣời dân nhƣ giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm

phúc lợi xã hội, duy trì và phát triển văn hóa, xã hội. Muốn vậy, Nhà nƣớc phải có cơ chế quản lý phù hợp để xây dựng đội ngũ viên chức phục vụ ngƣời dân và cộng đồng ngày một tốt hơn.

Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đƣa hệ thống đó đến trạng thái cần đạt đƣợc. Quản lý là một phạm trù xuất hiện trƣớc khi có Nhà nƣớc với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung đƣợc thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý đƣợc phát sinh từ lao động, không tách rời khỏi lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động. Là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nƣớc, hiểu theo nghĩa rộng, đƣợc thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nƣớc. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nƣớc là hoạt động chấp hành - điều hành đƣợc đặc trƣng bởi các yếu tố có tính tổ chức; đƣợc thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; đƣợc bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc (hoặc một số cá nhân và tổ chức xã hội trong trƣờng hợp đƣợc giao nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc). Quản lý nhà nƣớc cũng là sản phẩm của việc phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp các đối tƣợng bị quản lý.

Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hƣớng của chủ thể quản lý vào đối tƣợng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi con ngƣời, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tƣợng theo những mục tiêu đã định.

Quản lý viên chức y tế đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa hẹp, quản lý viên chức y tế là việc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nƣớc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thƣởng, kỷ luật; báo cáo tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ viên chức y tế.

Theo nghĩa rộng, quản lý viên chức y tế là việc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nƣớc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thƣởng, kỷ luật; báo cáo tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực y học; quản lý đối với nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy, nguồn tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ trong lĩnh vực y tế.

Quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế là một bộ phận cấu thành hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với viên chức nói chung bảo đảm cho hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nƣớc có hiệu lực và hiệu quả. Do vậy, hoạt động quản lý viên chức y tế có những đặc điểm sau:

- Quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao và tính mệnh lệnh đơn phƣơng của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực y tế. Tính quyền lực ấy là đặc điểm để phân biệt hoạt động quản lý nhà nƣớc với hoạt động quản lý khác và phân biệt hoạt

động quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế với hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với viên chức khác; tính quyền lực này bắt nguồn từ quyền lực của nhà nƣớc vì cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế là những cơ quan cấu thành bộ máy nhà nƣớc ta hiện nay.

- Quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế có mục tiêu, chiến lƣợc, chƣơng trình kế hoạch để thực hiện mục tiêu; trong hoạt động quản lý thì mục tiêu bao giờ cũng đƣợc đề ra đầu tiên và cơ bản. Mỗi một hoạt động quản lý đều đề ra một mục tiêu khác khác nhau, do vậy hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế cũng có mục tiêu riêng, để thực hiện đƣợc mục tiêu này cần phải thiết lập một hệ thống các chƣơng trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn…

- Quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế mang tính chủ động, sáng tạo, liên tục và chuyên môn hóa nghề nghiệp cao, linh hoạt trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lƣợng để đạt đƣợc mục tiêu, kế thừa những thành

tựu và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa trong hoạt động quản lý để áp dụng quản lý đối với viên chức y tế cho phù hợp.

- Quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế mang tính thứ bậc chặt chẽ, không có sự cách biệt giữa ngƣời quản lý và ngƣời bị quản lý, không vì lợi nhuận và nhân đạo; tính thứ bậc đƣợc thể hiện trong quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế ngay từ khi xây dựng hệ thống viên chức y tế. Do vậy, xét ở

phạm vi hẹp thì vị trí này là ngƣời quản lý nhƣng cũng vị trí đó trong phạm vi rộng hơn thì lại là ngƣời bị quản lý của tổ chức cao hơn nên không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa ngƣời quản lý và ngƣời bị quản lý trong lĩnh vực y tế. Hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế để nhằm phục vụ cộng đồng do vậy xét tổng thể cùng mục tiêu chung của các cơ quan nhà nhà nƣớc khác là phục vụ nhân dân; đặc biệt không chỉ phục vụ cho những ngƣời tuyệt đối trung thành với tổ quốc và có tinh thần xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa và còn bảo đảm cho những nhu cầu tối thiếu của các đối tƣợng đi ngƣợc lại mục tiêu xây dựng và bảo vệ Nhà nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do vậy, quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế còn mang tính nhân đạo xuất phát từ bản chất của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa.

Việc quản lý nhà nƣớc về viên chức y tế đƣợc thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau:

Một là, phải bảm đảm sự lãnh đạo của Đảng và sự thống nhất quản lý của Nhà nƣớc đối với đội ngũ viên chức ngành y tế;

Hai là, bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu;

Ba là, việc tuyển dung, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức y tế đƣợc thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tƣơng ứng, là căn cứ xác định số

lƣợng ngƣời làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Bốn là, thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với viên chức y tế là ngƣời có tài năng, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ƣu đãi khác của Nhà nƣớc đối với viên chức y tế.

1.1.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với viên chức y tế

Y tế là một lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về bệnh lý từ đó chuẩn đoán, xây dựng phác đồ phòng và điều trị bệnh lý, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về dạng bệnh phẩm, một bộ phận khác có nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo ra các dƣợc phẩm chữa trị, phục hồi hoặc nâng cao sức đề khánh cũng nhƣ sức khỏe, lĩnh vực này trong y học đƣợc gọi chung là Dƣợc học. Ngƣời công tác trong lĩnh vực y tế đƣợc gọi với cái tên trìu mến là “Thầy thuốc” hay “bác sĩ”, là ngƣời có nhiệm vụ bảo vệ, duy trì, phục hồi sức khỏe cho con ngƣời. Ở nƣớc ta có thành ngữ "Lƣơng y nhƣ từ mẫu" ý nói thầy thuốc phải là ngƣời có y đức chăm sóc cho ngƣời bệnh giống nhƣ mẹ hiền.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến chăm lo sức khoẻ cho nhân dân. Ngành y và cán bộ, nhân viên y tế thƣờng đƣợc ngƣời động viên, khích lệ, bồi dƣỡng, chỉ bảo kịp thời, chu đáo.

Tháng 3 năm 1948, khi nhân dân và bộ đội ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy hy sinh, gian khổ, Bác đã gửi thƣ thăm hỏi tất cả các nhân viên nam nữ trong quân y. Ngƣời khẳng định: “Từ ngày kháng chiến đến nay, quân y phát triển rất khá và các bác sỹ, khán hộ, cứu thƣơng, ai cũng chịu khó, cố gắng. Đó là những điểm rất tốt”. Song quân y cũng nhƣ mọi việc khác, chúng ta phải cố gắng để tiến bộ hơn nữa.

Ngƣời khuyên: Thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những ngƣời ốm yếu. Vì chiến tranh, sinh hoạt khắc khổ, điều kiện khó khăn, thầy thuốc thiếu nhã nhặn với bệnh binh. Vì vậy, nên lấy lòng nhân ái mà cảm hoá thƣơng bệnh binh. Ngƣời thầy thuốc đồng thời phải là một ngƣời mẹ hiền.

Trong kháng chiến, nhân tài về chuyên môn nói chung, các y, bác sĩ giỏi còn rất thiếu. Vì vậy, Ngƣời gửi thƣ động viên cán bộ nhân viên “các ngành chuyên môn, nhất là ngành thuốc, sẽ đƣợc trọng đãi, tất nhiên ngành thuốc phải cố gắng làm thoả mãn nhu cầu của đồng bào” và khích lệ việc nghiên cứu tìm tòi, chế tạo các loại thuốc chữa bệnh hoặc tìm các giải pháp phát triển nhanh nền y học cách mạng: “Ngƣời nào hoặc bộ phận nào tìm đƣợc, chế tạo đƣợc một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách mới làm cho việc y tế tiến bộ, mau chóng hơn thì sẽ đƣợc trọng thƣởng” [3, 21].

Theo Ngƣời: Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân đƣợc đảm bảo thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau chóng thành công. Vì vậy, cần phải chăm lo xây dựng đội ngũ thầy thuốc và ngành y đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, kiến quốc.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngành y và xây dựng đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên ngành y đƣợc thể hiện rất rõ trong các bức thƣ Ngƣời gửi Hội nghị cán bộ y tế vào các năm 1953, khi nhân dân ta chuẩn bị kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và vào năm 1955, khi hòa bình mới lập lại nhân dân miền Bắc bắt đầu bƣớc vào thời kỳ mới xây dựng chủ nghĩa xă hội. Những quan điểm nổi bật của Ngƣời về xây dựng ngành y và cán bộ nhân viên y tế là:

Thứ nhất, cần xây dựng đội ngũ cán bộ y tế, bác sỹ, điều dƣỡng, những ngƣời giúp việc có tình thƣơng yêu, chăm sóc ngƣời bệnh nhƣ anh em ruột thịt của mình, cần phải tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân. Về chuyên môn: Cán

bộ y tế cần học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, chú trọng những vấn đề thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh. Về chính trị, cần trau dồi tƣ tƣởng và đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nƣớc, yêu dân, yêu nghề, thi đua học tập và công tác.

Thứ hai, cần phải xây dựng một nền y học cách mạng. Những năm nƣớc ta bị thực dân thống trị thì y học cũng nhƣ các ngành khác đều bị kìm hãm. “Nay chúng ta độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học ngày càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng” [3, 21].

Thứ ba, phòng bệnh cũng cần thiết nhƣ trị bệnh. Cách điều trị bệnh cần kết hợp các phƣơng pháp cổ truyền với các phƣơng pháp hiện đại của thế giới. “Ông cha ta ngày trƣớc có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây” [3, 21].

Thứ tƣ, về tổ chức bộ máy ngành y cần chỉnh đốn và kiện toàn bộ máy từ trên xuống dƣới làm cho nó gọn gàng, hợp lí, ít tốn của mà làm đƣợc nhiều việc ích lợi cho nhân dân. Cần lựa chọn và đào tạo nhiều cán bộ mới trong thanh niên nam nữ, dạy cho họ làm những công việc chuyên môn cần thiết.

Thứ năm, cán bộ, nhân viên ngành y phải thật thà đoàn kết. “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết tất cả những ngƣời trong ngành y tế, từ các Bộ trƣởng, Thứ trƣởng, bác sỹ, dƣợc sỹ cho đến các anh chị em giúp việc” [3, 21]. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhƣng ngƣời nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi cán bộ, đoàn viên, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội ngƣời thầy thuốc giỏi đồng thời là “ngƣời mẹ hiền".

Công việc của những ngƣời làm việc trong lĩnh vực y học thƣờng rất vất vả và đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao độ, thƣờng xuyên phải trực đêm, trực vào ngày nghỉ hoặc các kỳ nghỉ. Hơn thế, ngƣời làm trong ngành y thƣờng xuyên phải tiếp xúc với bệnh tật, vi khuẩn, máu, thậm chí với cả tử thi. Ngày nay, những thành tựu khoa học công nghệ góp phần phát triển mạnh mẽ ngành y học, số lƣợng bác sĩ của nƣớc ta đang còn thiếu nhiều. Ngoài các bệnh viện Trung ƣơng, Bộ, ngành và các cấp địa phƣơng, hiện nay ngày càng nhiều bệnh viện, phòng khám tƣ nhân đƣợc xây dựng, đòi hỏi bổ sung đội ngũ nguồn nhân lực ngành y tế để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. Từ những phân tích cho thấy sự cần thiết phải QLNN đối với viên chức y tế là rất cần thiết, xuất phát từ những lý do sau đây:

- Một là, xuất phát từ chức năng QLNN.

Với chức năng của mình, nhà nƣớc điều tiết mọi việc trong quản lý đội ngũ viên chức y tế; điều chỉnh mọi hoạt động của công tác này cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội và đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ viên chức y tế chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và mỗi cơ quan có thẩm quyền quản lý đều có mục tiêu, chƣơng trình, kế hoạch công tác cụ thể. Đó còn là sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý lĩnh vực và quản lý ngành từ đó có những hình thức và phƣơng pháp phù hợp với hoạt động chuyên môn lĩnh vực y học. QLNN đối với viên chức y tế cũng xuất phát từ thực tiễn luôn vận động và thay đổi để phù hợp với quy luật xã hội đòi hỏi QLNN đối với viên chức y tế luôn phải hoàn thiện để đáp ứng yếu cầu nhiệm vụ của lĩnh vực y tế góp phần vào nhiệm vụ chung xây dựng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế từ thực tiễn bệnh viện phổi trung ương (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)