Tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế từ thực tiễn bệnh viện phổi trung ương (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tƣ cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nƣớc. Bệnh viện Phổi Trung ƣơng là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về lĩnh vực bệnh phổi và bệnh lao. Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, đƣợc giao quyền tự chủ một phần, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tự chủ về tài chính, bảo đảm một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên theo phân cấp của Bộ Y tế để thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời chịu trách nhiệm và chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Y tế, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về hoạt động của mình.

Nhƣ các đơn vị sự nghiệp công lập khác, nguồn thu chủ yếu của Bệnh viện là từ ngân sách nhà nƣớc cấp và viện phí, chiếm 95.9% tổng thu. Nguồn thu từ nguồn xã hội hóa công tác y tế và các nguồn thu khác còn thấp. Do vậy, việc đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chi cho thu nhập tăng thêm của

viên chức, quỹ phúc lợi, quỹ khen thƣởng còn hạn chế. Đã không thúc đẩy đƣợc động lực làm việc của đội ngũ viên chức của Bệnh viện.

Vừa qua Chính phủ đã ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.” Theo đó, Nhà nƣớc tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, tăng cƣờng đầu tƣ cho xây dựng cơ sở vật chất các hoạt động sự nghiệp công cơ bản và thực hiện cơ cấy lại chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo hƣớng ngân sách nhà nƣớc bảo đảm kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công. Việc thay đổi cơ bản phƣơng thức hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, từ bƣớc chuyển từ giao dự toán ngân sách cho các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nhƣ hiện nay sang thực hiện phƣơng thức đặt hàng. Điều này sẽ giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong đó có Bệnh viện Phổi Trung ƣơng.

Để phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đội ngũ viên chức, góp phần cải cách khu vực sự nghiệp dịch vụ công, hiện nay Luật Viên chức 2010 đã quy định các nguyên tắc bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thống nhất quản lý nhà nƣớc về đội ngũ viên chức, đồng thời đẩy mạnh việc giao thẩm quyền hoặc tiến hành phân cấp cho ngƣời đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong việc quản lý viên chức.

1.3.5. Sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước đối với đội ngũ viên chức ngành y tế

Nhƣ chúng ta đã biết, nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vì vậy mọi chủ trƣơng, chính sách và các hoạt động quản lý

nhà nƣớc đều đảm bảo lợi ích của nhân dân. Bên cạnh đó, số lƣợng cán bộ làm công tác quản lý đối với đội ngũ viên chức y tế quá mỏng so với yêu cầu của nhiệm vụ trên thực tế. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ, cần có sự tham gia tích cực của ngƣời dân, nên cán bộ quản lý đối với đội ngũ viên chức y tế phải biết phát huy lực lƣợng nòng cốt, những ngƣời có uy tín và gắn bó chặt chẽ với nhân dân, để nhân dân tin yêu mà làm tai mắt, giúp đỡ cho lực lƣợng thực hiện nhiệm vụ. Trong thực tiễn cũng đã chứng minh, ở nơi nào nhân dân tích cực, đồng tình với chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc, đồng tình với cách làm việc của cán bộ, tận tình giúp đỡ cán bộ thì ở nơi đó công tác y tế đƣợc đảm bảo và an toàn.

Có cơ chế chính sách bảo vệ và đãi ngộ đặc biệt với những ngƣời có tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn phản ảnh những hành vi sai phạm của đội ngũ viên chức y tế, nhờ đó mà cơ quan quản lý nhà nƣớc đã kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ TỪ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƢƠNG

2.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƢƠNG CHỨC NGÀNH Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƢƠNG

2.1.1. Tổng quan về đội ngũ viên chức y tế Bệnh viện Phổi Trungƣơng ƣơng

2.1.1.1. Khái quát về Bệnh viện Phổi Trung ương

Bệnh viện Phổi Trung ƣơng là Bệnh viện đầu ngành về chuyên khoa Lao và Bệnh phổi của Việt Nam. Trong suốt giai đoạn lịch sử hơn 55 năm xây dựng và phát triển [19], Bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho hàng triệu lƣợt ngƣời bệnh, chỉ đạo hoạt động phòng chống lao cũng nhƣ các bệnh phổi khác trên toàn quốc. Bệnh viện Phổi Trung ƣơng tiền thân là Viện chống Lao đƣợc thành lập theo Nghị định số 273/TTg ngày 24 tháng 6 năm 1957 của Thủ tƣớng Chính phủ. Đây là một trong những Viện nghiên cứu đƣợc thành lập sớm nhất của Ngành Y tế. Viện có nhiệm vụ nghiên cứu bệnh lao, chữa bệnh cho bệnh nhân lao tại Viện và điều trị ngoại trú, tổ chức an dƣỡng cho bệnh nhân lao, phát hiện bệnh nhân lao trong cộng đồng, giáo dục ý thức và phƣơng pháp phòng lao, theo dõi bệnh nhân lao đã xuất viện và đào tạo cán bộ chuyên khoa về bệnh lao.

Khi đó Viện chỉ có 8 bộ phận quản lý, nghiên cứu và khám chữa bệnh, cùng với 410 cán bộ công nhân viên (trong đó chỉ có 3 bác sĩ, 1 dƣợc sĩ và 4 cán bộ nghiên cứu).

Sau 10 năm, tổ chức của Viện đã phát triển thành 16 phòng, khoa và một trại an dƣỡng cho bệnh nhân lao tại Ba Vì. Đến năm 1985, Viện đổi tên là Viện Lao và Bệnh Phổi, đảm nhận nhiệm vụ rộng hơn, đó là Viện chuyên

khoa đầu ngành về Lao và Bệnh phổi. Tổ chức của Viện cũng đã phát triển lên 23 phòng, khoa nghiệp vụ và chuyên môn, với chức năng, nhiệm vụ chuyên sâu hơn.

Năm 2003, Viện đổi tên là Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ƣơng. Cơ chế hoạt động đã chuyển từ Viện nghiên cứu có giƣờng bệnh sang Bệnh viện chuyên khoa cao nhất của cả nƣớc về Lao và Bệnh phổi.

Đến năm 2011, một lần nữa Bệnh viện đƣợc đổi tên: Bệnh viện Phổi Trung ƣơng, là Bệnh viện chuyên khoa cao nhất của cả nƣớc về Lao và Bệnh phổi.

Theo Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 23/5/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động đối với Bệnh viện Phổi Trung ƣơng hiện nay Bệnh viện có 41 khoa, phòng, trung tâm.

Bệnh viện có chức năng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, tham mƣu, để xuất các chiến lƣợc và chính sách phát triển hệ thống chuyên khoa; chỉ đạo tuyến; đào tạo, đào tạo lại và đào tạo liên tục; phòng chống dịch bệnh; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và công nghệ; quản lý, điều hành các dự án quốc gia và quốc tế về lĩnh vực bệnh phổi và lao.

2.1.1.2. Thực trạng đội ngũ viên chức y tế tại bệnh viện Phổi Trung ương

- Cơ cấu viên chức

Bệnh viện Phổi Trung ƣơng là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành lao và bệnh phổi với quy mô giƣờng bệnh tại Bệnh viện là 600 giƣờng, những năm qua số lƣợng viên chức của Bệnh viện không ngừng đƣợc tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân.

Năm 2014 theo Công văn số 644/BYT-KHTC ngày 18/02/2014 của Bộ Y tế về việc thông báo chỉ tiêu kế hoạch giƣờng bệnh năm 2014 phân bổ giƣờng điều trị nội trú cho Bệnh viện Phổi Trung ƣơng là 550 giƣờng với số lƣợng viên chức thời điểm đó là 650 ngƣời (bao gồm viên chức 504 ngƣời, (hợp đồng 146

ngƣời) thì Bệnh viện còn thiếu từ 93 – 120 nhân viên (đạt 84,4 - 87,5%) còn nếu chỉ tính nhân viên theo biên chế thì Bệnh viện còn thiếu từ 239 – 266 (đạt 65,5 - 67,8%).

Theo kế hoạch giƣờng bệnh đƣợc Bộ Y tế phê duyệt với chỉ tiêu 550 giƣờng và công suất sử dụng giƣờng bệnh hiện nay là quá tải, số bệnh nhân điều trị nội trú hiện nay khoảng từ 800 - 850 bệnh nhân do đó Bệnh viện đang thiếu nhân lực về bác sĩ, điều dƣỡng một cách nghiêm trọng. Điều này Bệnh viện đã báo cáo với Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Lãnh đạo Bệnh viện cũng đang cố gắng để đảm bảo viên chức, số lƣợng và chất lƣợng của Bệnh viện cũng nhƣ yêu cầu về kết quả đầu ra của Bệnh viện. Đây là một thách thức của Lãnh đạo Bệnh viện cũng nhƣ các đơn vị chức năng liên quan đến việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho Bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay để phục vụ công tác chuyên môn, cũng nhƣ để phục vụ cho giai đoạn 10 năm tới.

Trƣớc tình hình đó, tháng 6 năm 2014 Bệnh viện đã hoàn thành đề án vị trí việc làm trình lên Bộ Y tế và nhận đƣợc sự chấp thuận của Bộ Y tế đã tạo điều kiện để Bệnh viện Phổi Trung ƣơng bổ sung một số lƣợng lớn viên chức y tế nhằm đáp ứng với quy mô giƣờng bênh của Bệnh viện. Tính đến thời điểm tháng 4/2016 tổng số công chức, viên chức, ngƣời lao động trong toàn Bệnh viện là 732 ngƣời (534 biên chế và 198 hợp đồng) trong đó: viên chức có

535 ngƣời, nhân viên hợp đồng 68 là 74 ngƣời, nhân viên hợp đồng thời vụ là

126 ngƣời.

Về trình độ chuyên môn viên chức y tế của Bệnh viện là khá cao trong đó, PGS.TS.BS 03 ngƣời; TS.BSCKII 22 ngƣời; Ths, CKI 93 ngƣời; Đại học 175 ngƣời; Cao đẳng 84 ngƣời; Trung cấp 261 ngƣời. Với đội ngũ viên chức y tế có trình độ chuyên môn cao Bệnh viện Phổi Trung ƣơng đang ngày càng khẳng định uy tín trong việc khám, chữa bệnh.

Bảng 1.1. Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực tại Bệnh viện

TT Thông tin chung Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động 732 100 1 Viên chức Y 438 67,41 1.1 PGS 3 0,46 1.2 Tiến sĩ, BSCKII 22 2,77 1.3 Thạc sĩ, BSCKI 93 9,85 1.4 Bác sĩ 175 6,62 1.5 Điều dƣỡng đại học 33 5,09 1.6 Điều dƣỡng cao đẳng 49 7,55 1.7 Điều dƣỡng trung cấp 157 24,15 1.8 Kỹ thuật viên Y 14 2,15

1.9 Kỹ thuật viên cao đẳng Y 13 2,00

1.10 Kỹ thuật viên trung cấp Y 44 6,77

2 Viên chức Dƣợc 27 4,15 2.1 Dƣợc sĩ CKI 1 0,15 2.2 Thạc sĩ Dƣợc 1 0,15 2.3 Dƣợc sĩ 9 1,38 2.4 Dƣợc sĩ trung cấp 12 1,85 2.5 Dƣợc tá 4 0,62 3 Viên chức khác 185 28,44 3.1 Thạc sĩ 8 1,23 3.2 Đại học 61 9,38 3.3 Cao đẳng 7 1,07 3.4 Trung cấp 10 1,53 3.5 Khác 99 15,23

Nếu chia theo trình độ chuyên môn thì tổng số cán bộ y cao nhất là 438 ngƣời chiếm tỷ lệ 67,41% (trong đó bác sĩ là 293 ngƣời chiếm tỷ lệ 39,7%; Điều dƣỡng là 239 ngƣời chiếm tỷ lệ 36,79%; Kỹ thuật viên là 71 ngƣời chiếm tỷ lệ 10,92%); Tổng số cán bộ Dƣợc thấp nhất là 27 ngƣời chiếm tỷ lệ 4,15% (trong đó Dƣợc sĩ CKI la 01 ngƣời chiếm tỷ lệ 0,15%; Thạc sĩ Dƣợc là 1 ngƣời chiếm tỷ lệ 0,15%; Dƣợc sĩ đại học là 9 ngƣời chiếm tỷ lệ 1,38%; Dƣợc sĩ trung cấp là 9 ngƣời chiếm tỷ lệ 1,38%; Dƣợc tá 4 ngƣời chiếm tỷ lệ 0,62%)

Về cơ cấu chuyên môn thì tỷ số Bác sĩ/Điều dƣỡng, kỹ thuật viên chỉ đạt 1/1,24 thấp hơn so với quy định là 1/3 – 1/3,5; cơ cấu dƣợc sỹ đại học/Bác sĩ là 1/14 (quy định 1/8 – 1/15); cơ cấu dƣợc sỹ đại học/dƣợc sỹ trung học là 1/1,1 (quy định 1/2 – 1/2,5).

- Nhận xét chung về đội ngũ viên chức Bệnh viện Phổi Trung ƣơng

Với quy mô bệnh viện 600 giƣờng Bệnh viện Phổi Trung ƣơng là Bệnh viện Hạng I. Theo TTLT số 08/2007/TTLT-BYT-BNV Bệnh viện cần ít nhất cần phải có từ 810 - 840 nhân viên y tế. Tuy nhiên, hiện nay, với số lƣợng viên chức là 732 ngƣời (534 biên chế và 198 hợp đồng) trong đó có 285 điều dƣỡng (tính đến thời điểm tháng 4/2016). Nhƣ vậy, Bệnh viện còn thiếu so với TTLT 08 hƣớng dẫn thực hiện định mức từ 78 - 108 ngƣời (nếu tính cả hợp đồng). Mặt khác, thống kê của Bệnh viện cho thấy công suất sử dụng giƣờng bệnh từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2016 là quá tải và lần lƣợt là 124, 8%, 106,9%, 146%, 154,6% và 143,5%.

Ngoài thiếu hụt về số lƣợng viên chức so với TTLT 08 thì Bệnh viện có sự mất cân đối về cơ cấu bộ phận. Cơ cấu bộ phận lâm sàng tại Bệnh viện Phổi Trung ƣơng thấp hơn so với quy định chỉ đạt 53,8% trong khi đó tỷ lệ viên chức tại bộ phận cận lâm sàng (22,5%) và bộ phận quản lý, hành chính (23,7%) lại cao hơn so với quy định.

Nguyên nhân của sự mất cân đối về cơ cấu bộ phận (bộ phận quản lý hành chính chiếm 23,7%) là do nhân viên của bộ phận này kiêm nhiệm công

việc của Phòng Chỉ đạo chƣơng trình (quản lý 63 tỉnh thành về chƣơng trình chống lao), đây chính là tính đặc thù riêng của Bệnh viện. Chính vì vậy, để cải thiện vấn đề này, lãnh đạo Bệnh viện đã có giải trình cụ thể về cơ cấu tổ chức và tính chất công việc của phòng Chỉ đạo chƣơng trình với Bộ Y tế để xin thêm biên chế nhân lực bù vào số biên chế này.

Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do Bệnh viện Phổi Trung ƣơng là Bệnh viện chuyên ngành lao và bệnh phổi, môi trƣờng làm việc tại Bệnh viện chƣa hấp dẫn, chƣa đủ sức thu hút bác sĩ về làm việc. Bên cạnh đó khoảng cách về thu nhập, cơ hội, điều kiện làm việc giữa Bệnh viện công với Bệnh viện tƣ hay Bệnh viện liên doanh ngày một lớn đã tác động đến sự lựa chọn của rất nhiều bác sĩ mới ra trƣờng.

Khi đƣợc hỏi nhân lực hiện tại của Bệnh viện thiếu hay đủ và chất lƣợng viên chức nhƣ vậy có đáp ứng đƣợc nhu cầu chăm sóc không thì lãnh đạo Bệnh viện trả lời là tạm đủ. Bởi vì lãnh đạo chịu áp lực của TTLT 08 về quy định biên chế nhân lực theo giƣờng bệnh, nhiệm vụ của họ phải làm sao để sử dụng số nhân viên đó đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Theo kết quả phỏng vấn sâu Lãnh đạo Bệnh viện cho thấy “Hiện tại chất lƣợng viên chức có đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc tuy nhiên cần có sự nỗ lực rất lớn từ phía Ban lãnh đạo, viên chức, ngƣời lao động trong Bệnh viện”. Bệnh viện đang thiếu viên chức có chất lƣợng, chính vì vậy, Bệnh viện cần có những chính sách, chế độ để tuyển dụng viên chức theo đúng quy định của Nhà nƣớc nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng đầu ra của một viên chức đƣợc tuyển dụng, đầu vào của những cơ sở đào tạo, trƣờng đào tạo chƣa phải danh tiếng hoặc Bệnh viện cần phải xây dựng kế hoạch để bồi dƣỡng, định hƣớng, đào tạo lại, bồi dƣỡng công tác chuyên môn để họ thỏa mãn đƣợc những yêu cầu trong công việc của vị trí một bác sĩ trong Bệnh viện.

Một trong những nguyên nhân của sự thiếu hụt là do: Thứ nhất, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế từ thực tiễn bệnh viện phổi trung ương (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)