7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Chủ thể quản lý nhà nƣớc đối với viên chức ngàn hy tế
Với chức năng của mình, nhà nƣớc điều tiết mọi việc trong quản lý đội ngũ viên chức y tế, điều chỉnh mọi hoạt động của công tác này cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội và đáp ứng yêu cầu.
Các viên chức y tế chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và mỗi cơ quan có thẩm quyền quản lý đều có mục tiêu, chƣơng trình, kế hoặc công tác cụ thể. Do vậy, hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của các viên chức y tế phải dựa trên cơ sở mục tiêu, chƣơng trình, kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền quản lý y tế.
Nhà nƣớc tiến hành quản lý nhà nƣớc mọi mặt viên chức trong đó có viên chức y tế. Thông qua các cơ quan của mình, nhà nƣớc thực hiện quản lý đối với đội ngũ viên chức. Trong đó, Quốc hội ban hành các Luật, Pháp lệnh liên quan đến quản lý viên chức; Chính phủ ban hành các Nghị định, Thông tƣ… quy định, hƣớng dẫn và điều chỉnh những gì liên quan đến quản lý viên chức.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về viên chức. Bộ Nội vụ là cơ quan nhà nƣớc trực thuộc Chính phủ đƣợc giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý nhà nƣớc chung về đội ngũ viên chức.
Bộ Y tế là cơ quan ban hành những văn bản quy định riêng về quản lý đội ngũ viên chức y tế; cũng là cơ quan giám sát trực tiếp việc thực hiện các văn bản ban hành trong quản lý đội ngũ viên chức y tế ở trung ƣơng và địa phƣơng. Là cơ quan chủ quản quản lý Bệnh viện Phổi Trung ƣơng cho nên
cũng ban hành những văn bản liên quan đến phạm vi, chức năng, nhiệm vụ mình quản lý trong công tác quản lý đội ngũ viên chức y tế của ngành.
Chức năng quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế của Bộ Y tế đƣợc quy định tại Điều 14, 15 của Nghị định 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế bao gồm:
a) Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành y, dƣợc, dân số.
b) Hƣớng dẫn việc xác định vị trí việc làm, số lƣợng ngƣời làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề
nghỉệp của viên chức chuyên ngành y, dƣợc, dân số; tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dƣợc, dân số theo quy định của pháp luật.
d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, chính sách đối với viên chức chuyên ngành y, dƣợc, dân số.
đ) Quy định chi tiết về nội dung, chƣơng trình, hình thức, thời gian bồi dƣỡng viên chức chuyên ngành y, dƣợc, dân số theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành.
e) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đào tạo nhân lực ngành y tế và cơ chế, chính sách đặc thù trong đào tạo nhân lực ngành y tế. g) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm chất
lƣợng đào tạo nhân lực ngành y tế và hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện.
h) Ban hành chuẩn năng lực chuyên môn đối với các ngành và chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực y tế và hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện.
i) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo QLNN về đào tạo chuyên khoa sau đại học đặc thù ngành y tế gồm: Chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú và đào tạo cập nhật kiến thức y khoa liên tục đối với cán bộ, viên chức chuyên ngành y tế.
k) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân lực ngành y tế.
l) Quản lý các cơ sở đào tạo viên chức y tế theo quy định của pháp luật.