Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế tại bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế từ thực tiễn bệnh viện phổi trung ương (Trang 62 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với viên chức y tế tại bệnh viện

2.1.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

Thực tiễn hoạt động quản lý viên chức y tế tại Bệnh viện Phổi trung ƣơng đã phản ánh những kết quả đạt đƣợc, từ những kết quả đạt này đã cho chúng ta thấy đƣợc sự nỗ lực của đội ngũ viên chức y tế Bệnh viện Phổi Trung ƣơng, phản ánh kết quả của việc quản lý có hiệu quả đối với đội ngũ viên chức.

Trong suốt giai đoạn lịch sử gần 60 năm xây dựng và phát triển[18], Bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho hàng triệu lƣợt ngƣời bệnh, chỉ đạo hoạt động phòng chống lao cũng nhƣ các bệnh phổi khác trên toàn quốc. Thành công của Chƣơng trình chống lao (CTCL) trong thời gian qua đã góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân và đƣợc WHO đánh giá là hình mẫu của nhóm các nƣớc có gánh nặng bệnh lao cao nhất. Trong 59 năm xây dựng và trƣởng thành, Bệnh viện đã đƣợc Nhà nƣớc tặng thƣởng: Huân chƣơng Độc lập hạng Ba, 01 Huân chƣơng Độc lập hạng Nhì, 02 Huân chƣơng Lao động hạng Nhất, 01 Huân chƣơng Lao động hạng Hai, 03 Huân chƣơng Lao động hạng Ba, Anh hùng lao động. Dự án phòng chống Lao do Bệnh viện chỉ đạo, điều hành đƣợc giải thƣởng của WHO và của Hội chống Lao Hoàng gia Hà Lan.

Hiện nay, tổng số công chức, viên chức, ngƣời lao động trong toàn Bệnh viện tính đến thời điểm tháng 4/2016 là 732 ngƣời, với trình độ chuyên môn cao. Đội ngũ viên chức y tế Bệnh viện Phổi Trung ƣơng đã đáp ứng cả về chất và lƣợng, trình độ ngày càng cao và có tay nghề chuyên môn đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Những căn bệnh trƣớc đây với bệnh viện là khó bởi chƣa đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng thì nay đã đƣợc tiến hành thực hiện.

Bên cạnh chuyên môn đƣợc nâng cao thì đạo đức đội ngũ viên chức y tế cũng đƣợc nâng lên rõ rệt, không có thái độ hách dịch, quát mắng cũng nhƣ nhận tiền của ngƣời bệnh… cho nên trong những năm qua không xảy ra vi phạm kỷ luật mà Bệnh viện phải xử lý.

Với những chính sách ban hành về đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc quan tâm đã tạo không khí thi đua phấn đấu, học hỏi trong đội ngũ viên chức y tế cho nên nhiều cán bộ công nhân viên đã tham gia vào các lớp đào tạo sau đại học, đại học, các chƣơng trình đào tạo của nƣớc ngoài… để nâng cao trình độ.

Chính sách về phụ cấp đã phần nào tạo nên sự an tâm công tác và khích lệ đối với đội ngũ viên chức y tế khi làm việc trong Bệnh viện.

Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc đầu tƣ trang thiết bị cơ sở hạ tầng, áp dụng những máy móc trang thiết bị hiện đại, tiên tiến đã góp phần vào nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh cũng nhƣ năng lực chuyên môn của đội ngũ viên chức y tế.

Từ những phân tích trên cho thấy hƣớng đi và phát triển của Bệnh viện Phổi Trung ƣơng là rất phù hợp với thực tế và yêu cầu chung, mô hình hoạt động của bệnh viện là rất linh hoạt và năng động, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ khám chữa bệnh của xã hội hiện nay.

Để có đƣợc những kết quả đó là do sự chỉ đạo cũng nhƣ quan tâm của cấp trên và Lãnh đạo Bệnh viện, thực hiện những quy định về quản lý đội ngũ viên chức cũng nhƣ ban hành những chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, chế độ phụ cấp… phù hợp đáp ứng đƣợc nguyện vọng của đội ngũ viên chức y tế.

Từ đó tập thể đội ngũ viên chức y tế của Bệnh viện đã đồng lòng trong thời gian qua xây dựng Bệnh viện trở thành một trung tâm khám chữa bệnh có uy tín trong cả nƣớc, đƣợc nhân dân đánh giá cao và tin tƣởng đến khám, chữa bệnh. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tƣ còn hạn chế, song Bệnh viện đã dành nhiều sự quan tâm trong việc xây dựng đội ngũ, đầu tƣ cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, tích cực ứng dụng công nghệ mới trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho ngƣời dân. Những hoạt động có hiệu quả của Bệnh viện Phổi Trung ƣơng đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

2.1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Những kết quả đạt đƣợc tại Bệnh viện Phổi Trung ƣơng trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với viên chức là quan trọng và cơ bản, tuy nhiên bên cạnh đó, không thể không kể đến những hạn chế, khó khăn trong việc quản lý đội ngũ viên chức y tế mà Bệnh viện gặp phải đó là:

- Về chất lƣợng đội ngũ viên chức hiện tại thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng; phân bổ không đồng đều giữa các bộ phận, các tuyến; cơ cấu cán bộ còn chƣa hợp lý. Dẫn đến chất lƣợng hoạt động chƣa đƣợc cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong thực tế, cũng nhƣ hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật.

- Năng lực của một số viên chức so với nhu cầu xã hội còn chƣa cao, nhất là trong việc chẩn đoán, điều trị và khai thác sử dụng các thiết bị hiện đại; các biện pháp tự đào tạo còn ít đƣợc thực hiện hoặc hiệu quả thấp, dẫn đến chất lƣợng khám chữa bệnh chậm chuyển biến so với yêu cầu; việc thực hiện các quy chế chuyên môn một số mặt chƣa chặt chẽ, chƣa thƣờng xuyên. - Nhiều viên chức y tế vẫn chƣa nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, không phấn đấu học hỏi và vẫn có thái độ hách dịch, không thông cảm với ngƣời bệnh.

- Định mức phụ cấp nhìn chung còn thấp, chƣa thỏa đáng, chƣa tƣơng xứng với lao động đặc thù của Bệnh viện trong việc khám chữa những bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Định mức phụ cấp đã lạc hậu so với mức lƣơng tối thiểu và giá cả thị trƣờng nhất là với một số phụ cấp có cách tính chi trả chƣa hợp lý (tính bằng tiền theo giá trị tuyệt đối).

Các chế độ phụ cấp hiện nay chƣa đảm bảo đƣợc tính công bằng giữa lao động ngành Y tế so với các ngành khác và chƣa đủ sức hấp dẫn để thu hút đội ngũ viên chức y tế.

Chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác y tế vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện đã phần nào khiến một số bộ phận cán bộ thiếu an tâm công tác. Mặc dù

Chính phủ đã có những biện pháp quyết liệt nhằm kiềm chế lạm phát, bình ổn giá tuy nhiên điều kiện kinh tế khó khăn đã ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống viên chức y tế.

- Mặc dù công tác đào tạo, bồi dƣỡng đã đƣợc đầu tƣ, mở rộng song vẫn

chƣa đƣợc thực sự quan tâm, ít có sự liên kết với nƣớc ngoài để cử viên chức đi học nâng cao trình độ chuyên môn do kinh phí có hạn.

- Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đã đƣợc đầu tƣ, nâng cấp song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân cho nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng chữa trị và nâng cao thay nghề của đội ngũ viên chức y tế.

Những hạn chế kể trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, nhận thức về hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ viên chức và cơ chế quản lý viên chức chƣa đổi mới kịp với những thay đổi về nhiệm vụ của Nhà nƣớc cung ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu cho ngƣời dân và cộng đồng. Tƣ duy về các hoạt động nghề nghiệp của viên chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Vị trí pháp lý của viên chức chƣa đƣợc xác định rõ ràng; chƣa phân định giữa hoạt động quản lý nhà nƣớc của công chức với hoạt động nghề nghiệp của viên chức. Trong nhiều lĩnh vực, hoạt động nghề nghiệp của viên chức còn có vi phạm về đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp.

Thứ hai, tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập chƣa đƣợc tính đến trong cơ chế quản lý viên chức. Việc quy định quyền, nghĩa vụ, những việc không đƣợc làm của viên chức giống nhƣ đối với cán bộ, công chức đã hạn chế việc xây dựng đội ngũ viên chức; hạn chế phát huy tài năng, sáng tạo của viên chức và chƣa thu hút nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, tay nghề giỏi vào đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ ba, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức chậm đƣợc đổi mới, chƣa tƣơng thích với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn

vị sự nghiệp công lập. Năm 2003, Nhà nƣớc đã bƣớc đầu đổi mới tuyển dụng viên chức từ lâu dài sang hợp đồng làm việc nhƣng việc tuyển dụng theo hợp đồng gắn với chỉ tiêu biên chế chƣa thể hiện triệt để tinh thần đổi mới về quản lý.

Thứ tƣ, hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ viên chức hiện nay chƣa đƣợc quản lý và kiểm soát chặt chẽ, thống nhất; những tiêu cực về tác phong, lề lối làm việc của viên chức đã và đang làm giảm chất lƣợng phục vụ ngƣời dân của một số đơn vị sự nghiệp công lập. Các biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, yếu về năng lực và kém về trình độ nghề nghiệp, phiền hà, sách nhiễu ngƣời dân vẫn tồn tại, làm ảnh hƣởng đến lòng tin của ngƣời dân đối với Đảng và Nhà nƣớc.

2.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚIVIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ - TỪ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN PHỔI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế từ thực tiễn bệnh viện phổi trung ương (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)