Tăng cường chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 106)

mới trên địa bàn huyện

Để thực hiện củng cố, hoàn thành và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và tiến tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

trong những năm tiếp theo, cả hệ thống chính trị huyện Cần Giờ cần tập trung lãnh đạo và quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cùng với việc huy động sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân cùng chung sức xây dựng nông thôn mới. Trong lãnh đạo, chỉ đạo cần thực hiện theo chuyên đề, theo từng nhiệm vụ cụ thể, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với các xã trong triển khai thực hiện để hoàn thành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra; cụ thể:

a) Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp:

- Xây dựng và phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện theo hướng tập trung, hình thành vùng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ nuôi tiên tiến, công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Khai thác thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, nuôi chim yến lấy tổ, trồng xoài VietGap, phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp.

- Triển khai nhân rộng các mô hình nuôi đạt hiệu quả (nuôi cá mú, ốc hương, tôm 2 giai đoạn, nuôi tôm thẻ theo tiêu chuẩn GAP, nuôi tôm thẻ chân trắng ghép cá rô phi). Hàng năm, tổ chức thí điểm, trình diễn, đánh giá, triển khai nhân rộng từ 1 - 2 mô hình sản xuất hiệu quả. Khuyến khích và hỗ trợ cho nông dân chuyển toàn bộ đất trồng lúa, cây nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp. Theo dõi tiến độ thực hiện, hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện hoàn thành dự án đầu tư Khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao.

- Phát triển vùng nuôi tôm công nghệ cao và mô hình sản xuất trang trại gắn với du lịch sinh thái bố trí tập trung tại 4 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn. Duy trì nghề nuôi tôm sinh thái theo hình thức quảng canh (đầm, đập) dưới tán rừng để khai thác giá trị từ nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn và pháp luật

bảo vệ, phát triển rừng của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ nghề nuôi nhuyễn thể (chủ yếu là hàu, sò) trên diện tích đất bãi bồi, mặt nước ven sông, ven biển; khai thác mặt nước nuôi cá lồng bè kết hợp với hoạt động du lịch.

- Cơ cấu lại các ngành nghề đánh bắt phù hợp với các vùng biển, môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản. Vận dụng các cơ chế chính sách hiện hành và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố có chính sách hỗ trợ cho các phương tiện khai thác hải sản để đầu tư cải tiến công cụ, nâng cấp, đóng mới phương tiện đánh bắt, trang thiết bị.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề nuôi chim yến lấy tổ theo hướng phát triển công nghiệp nuôi yến trong nhà phù hợp với quy hoạch chung của thành phố sau khi được phê duyệt; ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn thành phố có hiệu quả, bền vững gắn với bảo tồn nguồn chim yến tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn dịch bệnh, từng bước nâng cáo thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện thành công chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Triển khai thực hiện các giải pháp phát triển diện tích trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh; xây dựng nhãn hiệu chứng nhận xoài Cần Giờ, phát triển mô hình du lịch sinh thái nhà vườn tại thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa; tổ chức học tập các mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái tại các địa phương.

- Tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất muối 1.000 ha theo quy hoạch tại xã Lý Nhơn và Thạnh An. Triển khai các mô hình sản xuất muối tiên tiến để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất. Chuyển đổi diện tích sản xuất muối kém hiệu quả sản nuôi trồng thủy sản và đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng vùng sản xuất muối tập trung, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất và sơ chế biến các sản phẩm từ muối nhằm hỗ trợ người làm muối nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm muối.

- Chú trọng du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch trải nghiệm gắn với các làng nghề, ngành nghề sản xuất. Phát triển các loại hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch, mô hình du lịch nhà vườn. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch tại các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn; nuôi thủy sản lồng bè kết hợp du lịch tại các xã Thạnh An, Long Hòa, Lý Nhơn; nuôi chim yến lấy tổ, sơ chế biến tổ chim yến kết hợp dịch vụ du lịch tại xã Tam Thôn Hiệp, dịch vụ du lịch nhà vườn khu vực Cần Thạnh - Long Hòa; dịch vụ du lịch trong rừng phòng hộ. Thí điểm mô hình xây dựng mỗi xã, thị trấn một sản phẩm du lịch, ngành nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, tạo phong trào để nhân rộng mô hình, phát triển ngành nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác trang trại sản xuất hiện có; tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác, đặc biệt là sự liên kết giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp trong ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Thí điểm và nhân rộng mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến, hiện đại trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, dịch vụ theo chủ trương của thành phố; đồng thời tuyên truyền, triển khai thực hiện và vận dụng linh hoạt các chính sách của Trung ương, Thành phố để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển kinh tế tập thể, liên kết trong sản xuất kinh doanh.

- Cần xác định các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân xây dựng dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Hỗ trợ người sản xuất đưa sản phẩm nông nghiệp nuôi trồng tham gia các gian hàng triển lãm, hội chợ do thành phố tổ chức hàng năm. Liên kết với các doanh nghiệp, tiểu thương để hình thành hệ thống thu mua sản phẩm thủy, hải sản tươi sống hoặc qua sơ chế, chế biến cung cấp cho thị trường qua mạng lưới siêu thị, nhà hàng, các điểm kinh doanh dịch vụ, chợ đầu mối.

b) Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội:

- Tập trung khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng đã đầu tư giai đoạn 2013 - 2015. Tập trung triển khai thực hiện các công trình đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội giai đoạn 2016 - 2020 theo Đề án, đặc biệt là các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng, lưới điện phục vụ sản xuất, hoàn thiện các công trình trường học đạt chuẩn quốc gia nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Phối hợp với các sở ngành để tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tháo gỡ khó khăn để triển khai đúng tiến độ xây dựng Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư cải tạo hạ tầng giao thông kết nối với thành phố và các huyện giáp ranh thông qua đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Nâng cấp tuyến đường Rừng Sác và Nâng cấp đường dọc biển Cần Thạnh - Long Hòa. Phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thi tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ kết nối với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh để thay thế cho phà Bình Khánh - Nhà Bè.

- Thực hiện nâng cấp, mở rộng các tuyến đường, công trình cầu, cống trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ đi lại và vận chuyển hàng hóa, đáp ứng tải trọng khai thác phù hợp với cấp đường theo quy hoạch nhằm kết nối giao thông từ các tuyến đường trục chính đến các tuyến đường liên xã để phát triển kinh tế - xã hội nhất là phục vụ du lịch trên địa bàn huyện.

- Quản lý, khai thác, phát huy hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi liên xã. Tổ chức duy tu, nạo vét các tuyến kênh thủy lợi phục vụ sản xuất, các công trình kè phòng, chống lụt bão, bảo vệ dân sinh.

- Huy động nguồn lực xã hội hóa các công trình công cộng, phúc lợi xã hội và vận động nhân dân tiếp tục chỉnh trang, sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới nhà ở, đảm bảo nâng cao chất lượng đời sống sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời

tuyên truyền, vận động trong nhân dân thực hiện Quyết định số 20/2013/QĐ- UBND ngày 24/6/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố, về ban hành cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020; vận động người dân tại tham gia ngày công lao động, hiến đất làm đường, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của huyện, xã.

c) Tập trung quản lý các vấn đề xã hội, xây dựng hệ thống tổ chức

chính trị xã hội vững mạnh và giữ vững an ninh, trật tự xã hội:

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 46- CTr/TU ngày 21/6/2015 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở các ngành học và cấp học; huy động học sinh ra lớp hàng năm đạt 100%, duy trì sĩ số học sinh các cấp học.

- Xây dựng danh mục nghề để đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức dạy các ngành nghề nông nghiệp theo đặc thù và định hướng phát triển của huyện. Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai các chính sách hỗ trợ, hướng dẫn giúp người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm Quỹ tín dụng cho hộ nghèo vay, Quỹ tín dụng của các đoàn thể, quỹ hỗ trợ giảm nghèo… Vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện giúp hộ nghèo, cận nghèo tham gia làm kinh tế, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập

thể, nhằm tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

- Đưa vào hoạt động và phát huy hiệu quả đầu tư Bệnh viện Cần Giờ. Triển khai Đề án sáp nhập Bệnh viện với Trung tâm Y tế. Phối hợp Sở Y tế thành phố triển khai Phương án thành lập các phòng khám vệ tinh của các bệnh viện thành phố tại huyện để hỗ trợ khám và điều trị bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, một số bệnh lây nhiễm và chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.

- Đẩy mạnh phong trào Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống của huyện. Xây dựng phương án tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất văn hóa nhằm phát huy hết công năng tại các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa các ấp. Tổ chức phát động các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhân dân gắn với truyền thống văn hóa, sản xuất của cư dân vùng biển.

- Tập trung bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ; triển khai có hiệu quả Đề án cải thiện môi trường, các xã đăng ký và xác định lộ trình cụ thể xử lý các điểm ngập úng khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường; tổ chức thu gom, xử lý rác, chất thải rắn, nước thải sinh hoạt và sản xuất kinh doanh theo quy định. Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức bảo vệ, tạo cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp. Hỗ trợ triển khai đầu tư dự án Xây dựng lò đất rác sinh hoạt 100 tấn/ngày tại xã An Thới Đông và Khu xử lý rác cục bộ tại xã Thạnh An.

- Tạo điều kiện cho các bộ, công tham gia các lớp đào tạo để đạt chuẩn theo quy định; đảm bảo có công chức xã chuyên trách về xây dựng nông thôn mới; huyện và các xã đều có đầy đủ hệ thống chính trị theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới. Duy trì 100% chính

quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; 100% xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định; các xã đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người bị tổn thương các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

- Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển hóa địa bàn, chuyển hóa các điểm, tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội. Tổ chức các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm. Tập trung các giải pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, kéo giảm số vụ phạm pháp hình sự đặc biệt trộm cắp tài sản và tội phạm ma túy. Nâng cao chất lượng xử lý tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố điều tra, khám phá án.

d) Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới:

Công tác tuyên truyền, vận động phải được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung ngắn gọn, đơn giản, nhấn mạnh vào vai trò chủ thể của người dân để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, vai trò của nhân dân; vận động, huy động sự tham gia, hưởng ứng tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới.

Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả phong trào thi đua Toàn huyện chung sức xây dựng nông thôn mới trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân để cùng nhau chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)