Đánh giá chung về tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 57)

hội đến quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Cần Giờ

2.1.2.1. Những thuận lợi

Có vị trí rất quan trọng thực hiện chiến lược phát triển của thành phố, với nhiều lợi thế, tiềm năng nên huyện Cần Giờ được quan tâm đầu tư về kinh tế biển, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phân cấp thực hiện nhiều dự án đầu tư… tạo nguồn lực thực hiện các nhóm nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, xã Lý Nhơn được chọn là một trong các xã điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2012 của thành phố, điều này giúp huyện có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Cần Giờ là huyện ven biển, có rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông ngòi chằng chịt, mang lại nguồn tài nguyên rừng và biển có giá trị rất lớn về phát triển kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đồng thời còn có giá trị phát triển du lịch, phát triển nghề nuôi chim yến lấy tổ. Đây là một yếu tố thuận lợi trong quản lý nhà nước để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Với vị trí địa lý ở vào thế tương đối độc lập, là phần nối dài của thành phố Hồ Chí Minh ra biển Đông, quỹ đất còn nhiều chưa được đầu tư khai thác, dễ dàng trong việc quy hoạch và quản lý quy hoạch về lâu dài; nằm gần các vùng

phát triển kinh tế động lực, là một đơn vị hành chính không thể tách rời của thành phố Hồ Chí Minh, tạo nên lực hấp dẫn trong đầu tư, tạo điều kiện cho huyện trong quản lý và xây dựng quy hoạch nông thôn mới, thu hút nguồn lực đầu tư, tạo sự đột phá trong xây dựng nông thôn mới.

Có nguồn tài nguyên quý hiếm có thể tái tạo nếu được khai thác sử dụng hợp lý đi đôi với bảo tồn phát triển bền vững, đó là: cảnh quan, môi trường, đa dạng sinh học của Rừng ngập mặn; truyền thống, ngành nghề, sinh hoạt đặc trưng của cư dân vùng biển; nền sản xuất nông nghiệp nước lợ, nước mặn… tạo nên đặc trưng, giá trị thương mại và là các tiềm năng, lợi thế để huyện quản lý, khai thác, phát triển du lịch, văn hóa và nâng cao đời sống tinh thần của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Tình hình chính trị và an ninh trật tự trên địa bàn huyện được đảm bảo, công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính không ngừng đổi mới và đạt nhiều hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những điều kiện thuận lợi để tập trung quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới.

2.1.2.1. Những khó khăn

Kinh tế tăng trưởng khá nhưng chưa vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản là chủ yếu nhưng rủi ro cao và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, thị trường đầu vào, đầu ra sản phẩm, việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất mang lại hiệu quả chưa cao… Gây khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập và khả năng huy động nguồn lực, đóng góp từ nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Với đặc điểm địa hình là vùng trũng thấp, thổ nhưỡng là phèn và mặn nên không có lợi thế sản xuất nông nghiệp, khó khăn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khan hiếm về nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp… nên việc nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất, giao thông, mạng lưới cấp nước đòi

hỏi thời gian dài, thực hiện qua nhiều giai đoạn và với vốn đầu tư lớn. Địa bàn rộng, dân cư phân bố thưa thớt, không đồng đều gây khó khăn trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện.

Về điều kiện tự nhiên cách xa Trung tâm Thành phố, chưa có hệ thống giao thông đường bộ kết nối nên việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư về huyện Cần Giờ rất khó khăn, khả năng để huy động nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn hạn chế.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả chưa cao. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, dân cư có mức sống trung bình gây khó khăn trong quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nông thôn mới.

Tình hình tội phạm hình sự chưa được kéo giảm, số vụ trộm cắp tài sản công dân gia tăng, tệ nạn đánh bài, đá gà ăn thua bằng tiền qua mạng, tội phạm ma túy, đối tượng nghiện ma túy tăng cao… gây nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an toàn về an ninh, trật tự xã hội nông thôn mới.

2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2018

2.2.1. Kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Cần Giờ

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 và Quyết định 1600/QĐ-TTg, bao gồm 19 tiêu chí được thực hiện trong 2 giai đoạn cơ bản: giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện chủ trương trên, ngày 18/3/2011 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 15/2011/QĐ-UBND về Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2020 và ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới theo đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó quy định các chỉ tiêu thực hiện đạt ở mức cao hơn so với chỉ tiêu chung cả nước và các tỉnh Đông Nam Bộ. (Xem phụ lục 1)

Ngày 25/4/2011, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ đã ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND về Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 và sau năm 2015. Theo đó, huyện Cần Giờ có Lý Nhơn được chọn làm một trong các xã điểm của thành phố tập trung triển khai thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2010 - 2012.

Đầu năm 2013, các xã còn lại bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới, bình quân các xã đã đạt 05/19 tiêu chí khi xây dựng đề án, riêng xã Lý Nhơn đạt 16/19 tiêu chí (do đã thực hiện trong giai đoạn trước). Đến cuối năm 2014, xã Lý Nhơn được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; 05 xã còn lại đạt bình quân 17 tiêu chí/xã. Đến cuối năm 2015, có 5/6 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (gồm xã Lý Nhơn, xã Long Hòa, xã Bình Khánh, xã An Thới Đông, xã Thạnh An). Riêng xã Tam Thôn Hiệp đạt 18/19 tiêu chí, có tiêu chí thu nhập chưa đạt theo Bộ tiêu chí nông thôn mới đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh; phải đến tháng 4 năm 2016, Tam Thôn Hiệp mới được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (sau khi điều tra lại kết quả thu nhập bình quân đầu người). Như vậy đến tháng 4 năm 2016, toàn huyện Cần Giờ có 6/6 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2013 - 2015. (Xem phụ lục 2 và phụ lục 3)

Cuối năm 2015, huyện đã lập hồ sơ đề nghị công nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015, tuy nhiên chưa được công nhận do còn hạn chế trong thực hiện các nội dung về xây dựng quy hoạch mạng lưới thủy lợi (chưa đảm bảo phục vụ phát triển sản xuất và diêm nghiệp), ô nhiễm môi trường (chưa có giải pháp xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường), nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững (thu nhập người dân chưa cao, khả năng tái nghèo cao); Ban chỉ đạo của trung ương đã đề nghị huyện đề ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế, tồn tại để đảm bảo chất lượng các nội dung tiêu chí huyện nông thôn mới.

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của trung ương, thành phố về triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; đến cuối năm 2018, số tiêu chí đạt bình quân/xã là 14,5/19 tiêu chí; trong đó: đạt cao nhất là xã Thạnh An với 16/19 tiêu chí, thấp nhất là xã Tam Thôn Hiệp với 13/19 tiêu chí, còn lại các xã Lý Nhơn, Long Hòa đạt 15/19 tiêu chí, xã An Thới Đông và Bình Khánh đạt 14/19 tiêu chí. 12 tiêu chí đã có 6/6 xã được công nhận đạt giai đoạn 2016 – 2020, gồm: quy hoạch, thủy lợi, điện, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin và truyền thông, lao động có việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, quốc phòng và an ninh; chưa có xã được công nhận đạt 02 tiêu chí về thu nhập và hộ nghèo. (Xem phụ lục 4)

Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới huyện giai đoạn 2016 - 2020 và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2757/QĐ-UBND ngày 04/7/2018. Đến cuối năm 2018, huyện đã đạt 03/09 tiêu chí, gồm các tiêu chí: điện, an ninh - trật tự xã hội, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; còn lại 06/09 tiêu chí chưa đạt: quy hoạch, giao thông, thủy lợi, y tế - văn hóa - giáo dục, sản xuất, môi trường. (Xem phụ lục 5)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)