Giờ đến năm 2020 và những năm tiếp theo
Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 06-CTrHĐ/HU ngày 23/11/2015 của Huyện ủy về nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2016 – 2020 và Quyết định số 5134/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu với những nội dung như sau:
1. Phương hướng: Đảm bảo 100% số xã trên địa bàn huyện đạt tiêu chí và giữ vững danh hiệu xã nông thôn mới, huyện giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện nông thôn mới. Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí đặc thù vùng nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí được ban hành tại Quyết định số 5134/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu chung: Giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phát huy các nguồn lực xã hội, tập trung đầu tư, khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, bền vững, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập của nhân dân, giảm nghèo bền vững; phát huy các giá trị văn hóa tinh thần, bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đảm bảo
an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện Cần Giờ, góp phần xây dựng huyện Cần Giờ văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Đến năm 2019: Huyện duy trì và nâng cao chất lượng 03/09 tiêu chí đã đạt (Điện, An ninh trật tự xã hội, Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới), tập trung thực hiện nâng chất và hoàn thành thêm 06 tiêu chí còn lại (Tiêu chí 1 - Quy hoạch; Tiêu chí 2 - Giao thông; Tiêu chí 3 - Thủy lợi; Tiêu chí 5 - Y tế - Văn hóa - Giáo dục; Tiêu chí 6 – Sản xuất, Tiêu chí 7 - Môi trường). Các xã phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (đặc biệt là các xã Thạnh An, Long Hòa, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh).
Đến năm 2020: Chậm nhất đến cuối quý I, 06/06 xã trên địa bàn huyện được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới; huyện Cần Giờ hoàn thành đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới và được xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Tiếp tục xây dựng xã, huyện nông thôn mới kiểu mẫu sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
- Chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo của Huyện ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới các xã hàng năm có kế hoạch thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo lộ trình Đề án huyện, xã; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí chưa đạt, đảm bảo chất lượng, tiến độ đạt các tiêu chí theo quy định; chú trọng thực hiện các tiêu chí về sản xuất, thu nhập, hộ nghèo, văn hóa nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
- Tăng cường công tác quán triệt, thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến theo chiều sâu trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, chính sách của Trung ương, thành phố, huyện về Chương trình xây dựng nông thôn mới; nâng cao nhận thức và hành
động của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về yêu cầu, mục tiêu và nội dung xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân làm, dân giám sát và dân hưởng”. Đồng thời phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với nhiều hình thức trực quan, sinh động.
- Phát huy và nâng cao vai trò Ban Chỉ đạo của Huyện ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện, Ban Quản lý Xây dựng nông thôn mới xã: Thường xuyên kiện toàn nhằm nâng cao công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, Thành phố, Ban Chỉ đạo của Huyện ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện bố trí nhân sự và nguồn lực của Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện, đảm bảo đủ năng lực giúp Huyện ủy, Ban Chỉ đạo, Ủy ban nhân dân huyện điều hành, quản lý thực hiện Chương trình.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua Chung sức xây dựng nông thôn mới: Tổ chức phát động phong trào thi đua nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, chú trọng việc thi đua bằng những việc làm, hành động cụ thể, thiết thực. Xây dựng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư tham gia xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Tiếp tục kiến nghị Thành phố phân công các địa phương, đơn vị hỗ trợ cùng các xã nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Huy động các nguồn lực nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới: Thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp đô thị của Thành phố nhằm huy động nguồn lực xã hội, từ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, trong đó phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Huy động nguồn lực xã hội, từ các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào Chung sức xây dựng nông thôn mới.
- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực tham gia thực hiện nâng chất các tiêu chí xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tham gia thực hiện nâng chất các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 3286/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2020.
- Tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới: Triển khai thực hiện và tăng cường quản lý quy hoạch; phối hợp hoàn thành các quy hoạch ngành nhằm định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập của các tầng lớp nhân dân. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Tập trung phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ vững an ninh, trật tự xã hội.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới: Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện đối với các các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân, Ban Quản lý Xây dựng nông thôn mới các xã. Phát huy vai trò Ban giám sát của cộng đồng đối với các nội dung nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông
thôn mới. Kịp thời sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại huyện. [14]
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Cần Giờ đến năm 2020 và những năm tiếp theo
3.2.1. Quản lý chặt chẽ việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt
Lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, do đó cần phải có sự nghiên cứu, đầu tư kỹ lưỡng để có thể đưa ra những giải pháp lập quy hoạch mang tính khả thi cao, có chất lượng đáp ứng được xu thế phát triển chung của cả huyện. Quy hoạch phải chú trọng tính liên kết, bảo đảm đồng bộ, đầy đủ và sát với thực tế, khả thi thì khi triển khai mới có thể đạt hiệu quả. Để đảm bảo đồng bộ trong quy hoạch, trước hết phải tổ chức rà soát quy hoạch đã có, đối chiếu và đề xuất điều chỉnh phù hợp, tránh chồng chéo trong quy hoạch: giao thông, thủy lợi, hệ thống thoát nước, điện… Trên cơ sở rà soát đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực còn thiếu, đảm bảo có đầy đủ hệ thống quy hoạch từng ngành, lĩnh vực để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện quy hoạch.
Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010, trong đó xác định hướng phát triển chính của thành phố là hướng Nam ra biển; và Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 551/TTg-CN ngày 17/4/2017 đồng ý cho nghiên cứu lập quy hoạch Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ với quy mô 2.870 (phần lấn biển) tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, thuộc khu vực phía Nam của huyện Cần Giờ; Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố đã có Thông báo kết luận số 2236-TB/TU, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Công văn số 8030/UBND-ĐT và Công văn số 5411/UBND-ĐT về quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn huyện và quy hoạch vị
trí xây dựng cầu Cần Giờ kết nối với thành phố (thay thế phà Bình Khánh), đầu tư xây dựng tuyến đường trên cao kết nối từ cầu Cần Giờ đến Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.
Do đó, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung huyện Cần Giờ đến năm 2025 phải được cập nhật các nội dung quy hoạch nói trên để đảm bảo kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo tầm nhìn dài hạn, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và phát triển trong tương lai của huyện. Đồng thời phải đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đề xuất được các giải pháp để giải quyết các vấn đề thách thức hiện nay và tương lai của huyện Cần Giờ là: trở thành một động lực mới, một cực hút về du lịch nghỉ dưỡng, giải trí… nhưng phải bảo tồn được khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái… và đóng góp cho nền kinh tế quốc gia, vùng Đông Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Phối hợp, hỗ trợ Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố thực hiện hoàn thành công tác tuyển chọn đơn vị tư vấn thực hiện ý tưởng quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 huyện Cần Giờ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung huyện Cần Giờ đến năm 2025 và các quy hoạch ngành đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025 (quy hoạch sản xuất muối, quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, quy hoạch vùng nuôi chim yến trong nhà) nhằm định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập của nhân dân trên địa bàn huyện.
Tiếp tục chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các xã rà soát, xác định quy hoạch trùng lắp, không phù hợp với thực tế, rà soát điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương làm cơ sở phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời, chỉ đạo Phòng Kinh tế huyện tham mưu thực hiện tốt công tác lập quy hoạch ngành
nông, lâm, ngư nghiệp để các xã có cơ sở thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, giúp người dân có định hướng trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Trong quá trình lập quy hoạch phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị tư vấn và cơ quan quản lý quy hoạch tại địa phương; không giao tất cả cho đơn vị tư vấn. Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo dân chủ, có cơ chế để người dân tham gia ý kiến, bày tỏ ý chí, nguyện vọng về nội dung, định hướng quy hoạch nhằm đảm bảo khi tổ chức thực hiện quy hoạch tạo được sự đồng thuận, sự tự nguyện đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Sau khi quy hoạch được phê duyệt phải tổ chức công bố, công khai kịp thời theo đúng thời gian quy định, công khai rộng rãi ở các khu dân cư, tại các ấp, trung tâm xã, huyện, trên trang thông tin điện tử của huyện để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát. Trong quá trình công khai quy hoạch, dự án cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình.
Thường xuyên bố trí vốn để thực hiện các yêu cầu về công tác quy hoạch: cắm mốc giới quy hoạch, rà soát điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương làm cơ sở phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
Khi xây dựng đề án, kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới phải tổ chức rà soát, đánh giá đúng, cụ thể, chi tiết thực trạng các tiêu chí, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư và chú trọng vào các tiêu chí phát triển thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.