của huyện để kịp thời bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ những văn bản không còn phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của văn bản. Việc ban hành văn bản quản lý nhà nước, các cơ chế, chính sách về xây dựng nông thôn mới phải mang tính khả thi cao, tránh tình trạng chung chung, thiếu đồng bộ và phải có sự khảo sát chặt chẽ, lấy ý kiến, bàn bạc trước khi tiến hành ra quyết định ban hành nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi triển khai thực hiện.
3.2.3. Củng cố tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới: - Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo của Huyện ủy về Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới các xã theo hướng đầy đủ, tinh gọn, chuyên sâu; việc kiện toàn nhân sự phải được thực hiện ngay khi có thay đổi, lựa chọn những cán bộ, công chức thực sự có tâm huyết, trách nhiệm và đủ năng lực chỉ đạo, quản lý, thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
- Rà soát điều chỉnh, ban hành đầy đủ, kịp thời quy chế hoạt động, quy chế phối hợp của ban chỉ đạo huyện, văn phòng điều phối nông thôn mới huyện và ban quản lý xã để xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm do chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các thành viên. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ và phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới. Cải tiến lề lối làm việc, giảm bớt các buổi hội họp, tăng cường đi thực tế, xuống địa bàn để nắm rõ thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
- Thành viên Ban Chỉ đạo huyện và Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới huyện phải thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp chặt chẽ với ban quản lý xã để hướng dẫn, đôn đốc các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới theo đúng đồ án quy hoạch và đề án đã được phê duyệt.
- Trên thực tế, công tác tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện chủ yếu do chuyên viên Phòng Kinh tế huyện và công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng - Môi trường hoặc công chức Văn phòng - Thống kê xã thực hiện, do các thành viên đều thực hiện chế độ kiêm nhiệm, khối lượng công việc nhiều nên chưa chủ động trong việc tham mưu, hiệu quả triển khai thực hiện chưa cao. Do đó huyện nên bố trí 01 chuyên viên Phòng Kinh tế huyện chỉ phụ trách về xây dựng nông thôn mới (không kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác) và bổ sung thêm 01 cán bộ chuyên trách cho hoạt động quản lý xây dựng nông thôn mới tại mỗi xã để công tác tham mưu có chiều sâu hơn, việc nghiên cứu, đề xuất giải quyết các vấn đề vướng mắc trong xây dựng nông thôn mới được kịp thời và hiệu quả hơn.
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cần lưu ý:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ thực tế số lượng, chất lượng cán bộ, công chức hiện có, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đối chiếu với tiêu chuẩn cán bộ, công chức theo quy định để xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng từng năm và từng giai đoạn của địa phương nhằm từng bước chuẩn hóa, nâng cao trình độ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục hướng nghiệp huyện phải là đầu mối phối hợp với các trường đại học mở các lớp đại học hệ vừa học vừa làm và khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức (đặc biệt là cán bộ, công chức có trình độ dưới đại học) tham gia các lớp đào tạo; ngoài ra, huyện cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức về tin học, ngoại
ngữ, quản lý nhà nước và lý luận chính trị để chuẩn hóa các chức danh theo quy định nhằm đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
- Phối hợp với các sở ngành thành phố tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho thành viên Ban chỉ đạo huyện, Ban quản lý xã, Ban phát triển nông thôn mới ấp, Ban giám sát cộng đồng và toàn thể cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị huyện, xã. Chương trình tập huấn, bồi dưỡng cần có sự đổi mới, phù hợp, bám sát thực tiễn; báo cáo viên có thể là cán bộ cấp xã điển hình trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới hoặc chủ trang trại, giám đốc hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác, gương điển hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới của các địa phương. Từ đó, nhận thức, ý thức và kiến thức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của cán bộ, người dân sẽ được nâng lên; cán bộ ngày càng sâu sát thực tiễn, có ý thức trách nhiệm, phương pháp, cách làm ngày càng đổi mới, hiệu quả; người dân có ý thức cao hơn về vai trò chủ thể của mình trong triển khai xây dựng nông thôn mới.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại huyện Cần Giờ để nâng cao chất lượng, tiến độ lập và tổ chức triển khai quy hoạch, đề án nông thôn mới tại huyện và các xã.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý xây dựng nông thôn mới huyện, xã đi học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý, kỹ năng thực hiện và kiến thức thực tế tại các địa phương đã thực hiện nâng chất các tiêu chí nông thôn mới và xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu thành công.