Nâng cao chất lượng công tác ban hành, tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 96)

văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới

Cấp ủy đảng cần thường xuyên quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện tốt các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới của

trung ương, thành phố. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quán triệt phù hợp với từng xã, với từng đối tượng khác nhau. Bên cạnh việc tuyên truyền lồng ghép cần tăng cường triển khai, quán triệt theo từng chuyên đề để dễ hiểu, dễ áp dụng, qua đó cán bộ, đảng viên, người dân nắm vững, đầy đủ, sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và vai trò trong xây dựng nông thôn mới.

Trong quản lý, điều hành của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện phải quán triệt nghiêm túc các cơ chế, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể, sát với thực tế của huyện Cần Giờ; xác định rõ những vấn đề bức xúc, nổi cộm để đưa ra bàn bạc, thống nhất với nhân dân và ưu tiên triển khai thực hiện trước. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải tập trung vào đối tượng là người dân.

Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện tham mưu Ban chỉ đạo văn bản quy định, phân công nhiệm vụ rõ ràng trong công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quản lý nhà nước và chính sách về xây dựng nông thôn mới. Cụ thể hóa nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao để tránh chồng chéo và có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng nội dung, có hình thức quán triệt phù hợp, hiệu quả với đối tượng quản lý. Hạn chế huy động người dân về nghe quán triệt, tuyên truyền tại Ủy ban nhân dân xã hay Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, do đặc thù địa bàn huyện rộng nên rất khó trong việc huy động người dân đến dự; cần phân công lực lượng tăng cường đến ấp, các khu dân cư tổ chức tuyên truyền, quán triệt cho từng nhóm dân, từng địa bàn và có hình thức tuyên truyền phù hợp để mang lại hiệu quả cao hơn.

Trong thực tế thời gian qua trong chỉ đạo, điều hành quản lý xây dựng nông thôn mới, huyện Cần Giờ chủ yếu là triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của cấp trên, huyện chưa ban hành cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn mới; do đó, Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện cần phải có chủ trương, chính sách phù hợp để đa dạng hóa các nguồn lực xây dựng nông thôn mới như:

- Khảo sát, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách nhằm khai thác, phát huy thế mạnh về đất đai để tạo vốn phục vụ đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, tạo sự đột phá phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội; tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương, ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Chú trọng đầu tư khoa học công nghệ, máy móc thiết bị và các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần quan tâm thu hút đối với các doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản để tạo liên kết sản xuất, có đầu ra sản phẩm ổn định.

- Chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao; khuyến khích và huy động các nguồn lực hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Các chính sách để huy động nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức, cá nhân đầu tư, hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới; chú trọng lợi ích của người dân sau khi đóng góp nguồn vốn hoặc hiến đất thực hiện công trình xây dựng nông thôn mới; miễn giảm mức đóng góp đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, người không có khả năng lao động…

- Cần có các quy định về hỗ trợ chế độ, chính sách, ưu tiên tuyển dụng, bố trí việc làm… để thu hút nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn cao về địa phương làm việc.

- Chính sách thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tập thể, phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã… để tạo điều kiện phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả tại địa phương.

- Chính sách phát triển các làng nghề truyền thống (làng muối tại Lý Nhơn) nhằm giải quyết việc làm cho lao động trong thời gian nhàn rỗi (mùa mưa), tạo nguồn thu nhập thường xuyên cho người nông dân.

- Chính sách tạo việc làm, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Triển khai đồng bộ các chính sách và giải pháp giảm nghèo bền vững

gắn với giải quyết việc làm và đào tạo nghề, nhất là cho người nghèo, lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới tại huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)